KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 82

82

hình thức thành văn. Truyện cổ tích không những chuyển hóa thành tiểu thuyết
mà còn chuyển hóa thành vở chèo, như Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Viên, Cái
kiến mày kiện củ khoai,
v.v...

Từ ñây, nghệ thuật tiểu thuyết bắt ñầu hình thành, và cũng từ ñây nghệ thuật

cổ tích bắt ñầu bước vào thời kỳ tàn tạ. Tiểu thuyết cũng như tuồng chèo sẽ
chiếm ñịa vị trọng yếu trước ñây của cổ tích.

Trong suốt thời kỳ cận ñại, nghĩa là từ nửa cuối thế kỷ XIX ñến nay, truyện cổ

tích truyền miệng xuất hiện ít dần ñi. Không phải vì các loại tiểu thuyết và các
loại truyện ngắn, sáng tác và dịch thuật ñầy dẫy trên văn ñàn, ñã làm ngừng
ñọng nguồn văn học truyền miệng. Văn học chữ viết ñâu có thể khuynh loát, tiêu
diệt, hoặc cản trở sự sáng tác văn học truyền miệng một cách dễ dàng như thế.
Trái lại, nó có thể trở thành ñộng cơ thúc ñẩy cho các tác phẩm truyền miệng
trong dân gian nảy nở là khác. Có ñiều, khi chữ viết không còn là vật gì bí mật
ñối với mọi người, khi nghề in và xuất bản thịnh ñạt, khi tác phẩm văn nghệ ñã
trở thành hàng hóa, thì văn học truyền miệng sớm ñược cố ñịnh hóa và ñược lưu
truyền bằng giấy mực. Mà truyện cổ tích cũng như nhiều thể loại văn học dân
gian khác, một khi hình thành ñều ñòi hỏi phải trải qua một quá trình lưu truyền,
sửa chữa bằng miệng mới ñi ñến hoàn chỉnh. Không như vậy thì truyện sẽ không
phải là cổ tích, cũng không thuộc về văn học dân gian.

Cho nên, khi nói truyện cổ tích xuất hiện ít dần ñi tức là muốn nói những

truyện cổ xuất hiện lúc này không mấy truyện còn mang ñủ tính chất loại biệt
của cổ tích nữa. Như trên kia ñã phân tích, nó thiếu ñi tính chất cổ là tính chất
quan trọng nhất của truyện cổ tích. Nếu muốn tìm một khái niệm tương ñối hợp
lý ñể ñặt tên cho loại truyện như truyện Con ma trong nhà thương hay Bầu cọp
làm hương cả,
v.v... thì ta có thể gọi ñó là "truyện mới" hay "truyện ñời nay"
chứ không thể gọi là "truyện cổ tích". Mặt nữa, nó cũng thiếu hẳn những ñặc
trưng nghệ thuật của truyện cổ tích. Hầu hết các truyện mới tuy vẫn thiên về kể
hơn là tả, nhưng thường khi là những truyện không ñầu không ñuôi, lại thường
không kể trong một không gian và thời gian nghệ thuật của cổ tích như lệ
thường, v.v... Thể tài của chúng giờ ñây rất gần thể tài của những "truyện ngắn"
hay "truyện vặt" mà ta thường gặp trên các báo chí sách vở.

Thời gian này các nhà trước thuật vẫn tiếp tục làm cái việc sưu tập truyện cổ

nước nhà. Trương Vĩnh Ký có Truyện ñời xưa, Jê-ni-bren (Génibrel) có Truyện
ñời xưa mới in ra lần ñầu hết.
Một nhà sưu tập vô danh có quyển Sử Nam chí dị
viết bằng chữ nôm

1

. Nguyễn Thượng Hiền có Hát-ñông thư dị, Phạm Đình Dực

Vân nang tiểu sử, Phan Kế Bính có Nam-hải dị nhân liệt truyện. Rồi ñến
Nguyễn Văn Ngọc có hai tập Truyện cổ nước Nam. Và còn nhiều nữa. Phần

1

Phần nhiều những truyện trong Truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Bính, Nhà xuất bản

Nguyễn Du, Hà-nội, 1952, ñều rút từ sách này ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.