KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 80

80

là vật. Có kẻ tiền duyên chưa trọn, có kẻ oán cũ chưa tiêu, có kẻ thác giống vật
ñể ñón nhau, có kẻ thoát hình mà ảo hóa, như chim xanh là sứ giả của Tây
vương [mẫu], như lợn ñen là tiền thân của Tần Cối. [Cũng một kiểu như] hạc
Linh uy, cá Bạch long từ xưa ñến nay khi nào cũng có. Chúng ta nên ñể lòng xét
kỹ, ñâu có phải vì chúng là vật mà coi là vật sao"

1

. Đặc biệt là trong Lan Trì kiến

văn lục hay trong Hát ñông thư dị

2

, cứ sau mỗi một truyện nào quái lạ, tác giả lại

ghi rõ tên người ñã mắt thấy tai nghe, làm như ñó là chuyện thật.

Những sự việc trên một mặt chứng tỏ giá trị hiện thực hiển nhiên của văn học

truyền miệng dân tộc; nhất là cái cốt lõi sự thực vẫn còn dấu vết rất phong phú
trong khá nhiều truyện mà những tình tiết hoang ñường kỳ ảo không sao có thể
che mờ hết. Nhưng mặt khác, nó cũng chứng tỏ ñầu óc giáo ñiều của nhà nho
không thể quan niệm nổi rằng trong nhân dân vẫn có một nền văn học truyền
miệng không dính dáng trực tiếp với hiện thực lịch sử. Những con người uyên
bác kia chỉ nghĩ rằng ñây là sự thật ñược "truyền ngôn" lại, không tin rằng ai ñó
có thể dùng tưởng tượng ñể ñặt nên chúng. Nếu có những truyện bịa ñặt thì dĩ
nhiên không ñáng ñếm xỉa. Nho sĩ chỉ biết luyện tập thi phú, ngoài ra nữa ñều
coi là "mách qué".

Cũng vì thế mà trong khi sưu tập và dọn thành sách, họ không khỏi lược bớt ít

nhiều tình tiết ly kỳ của truyện. Mặt khác, vì không ghi bằng chữ Việt nên họ ñã
bỏ mất cái phần tinh túy là cách diễn ñạt ngôn từ rất sinh ñộng của cổ tích.

4. THỜI KỲ SUY TÀN CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM

Trong thời kỳ cuối Lê cho ñến ñầu Nguyễn có bốn sự kiện lịch sử ảnh hưởng

ñến truyện cổ tích ñương thời:

Một là, phong trào nông dân khỏi nghĩa liên tiếp xuất hiện: cuộc này chưa dập

tắt ñã có cuộc khác bùng nổ và ñã từng có lúc tập hợp thành cuộc khởi nghĩa
rộng lớn Tây Sơn, làm nghiêng ñổ chế ñộ ruỗng nát của phong kiến thống trị.
Phong trào nông dân khởi nghĩa chẳng những ñã ñể lại những dư âm trong văn
học phong kiến, trong văn học thành văn mà còn có những vang hưởng sâu sắc
trong truyện truyền miệng nói chung và trong cổ tích nói riêng. Bên cạnh các
loại sách tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, v.v... ñã ra ñời những truyện
Vua Heo, truyện Nói dối như Cuội, v.v... ñều là những mũi dùi sắc nhọn chĩa vào
thành lũy phong kiến thống trị; và những truyện Chàng Lía, Bà Thiếu phó, Nam
cường
, Cố Bu, Vợ ba Cai Vàng và nhiều nữa, ñều là những bản ca hùng tráng,

1

Những lời "phê ñiểm" này ñều thấy ghi ở cuối mỗi truyện trong Thánh Tông dị thảo, bản

chép tay của Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu A.202.

2

Của Nguyễn Đỉnh Nam (tức Nguyễn Thượng Hiền). Ký hiệu Thư viện Khoa hoc xã hội:

VHv.2382.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.