78
b) Hầu hết các truyện ñều ñược diễn ñạt lại theo tinh thần tư tưởng của xã hội
quân chủ thời tự chủ, pha trộn với các thứ quan niệm của phép thuật phù thủy,
ñồng bóng. Do ñó, người sưu tầm ñã làm giảm mất một phần nào tính chất sinh
ñộng của câu chuyện ban ñầu. Đây là ñoạn tả thần Cao Lỗ: "... thân dài chín
thước, ñội mũ ñâu mâu sao vàng, mặc áp giáp sắt, tay cầm khai sơn ñại phủ, ñi
giày da voi màu ñen, thắt lưng ñỉnh vàng, mặt mũi ngạo nghễ, khí thế hiên
ngang, vạm vỡ khỏe mạnh, cưỡi con voi chín ngà, dẫn bộ chúng áo xanh theo
gió mà ñến..."
1
. Một ñoạn khác kể về vua tôi Hùng Vương gặp Long Quân: "Vua
Hùng nghe báo có giặc Ân bèn triệu quần thần ñể hỏi mẹo công thủ. Có một
phương sĩ tâu: - "Chi bằng cầu với Long Quân ñể ñược ám trợ". Vua nghe theo.
Bèn lập ñàn, trai giới, ñặt vàng bạc, lụa là lên ñàn ñốt hương cúng tế. Được ba
ngày, trời nổi sấm mưa, bỗng thấy một ông lão cao sáu thước, râu mày ñều
bạc..."
2
. Những ví dụ như thế nhiều lắm. Đủ biết không phải là hiếm những
truyện cổ tích Việt-nam một khi phô diễn trên giấy mực thì phần nào ñã bị biến
dạng: nhiều chi tiết trong ñó dễ bị người chấp bút thay ñổi vì yêu cầu chính trị
của thời ñại, vì tâm lý, quan ñiểm và tư tưởng thẩm mỹ của người ghi ñã khác xa
so với thời ñiểm ra ñời của câu chuyện.
c) Do chỗ có vài truyện trong sách chịu ảnh hưởng của truyện Trung-quốc,
Ấn-ñộ, Cham-pa, hoặc một vài chi tiết, hoặc toàn phần như Việt tỉnh, Hồ tôn
tỉnh, Mị Ê, Hậu Tắc, v.v... ta có thể ñoán rằng trong những truyện của nước
ngoài từ lâu du nhập vào Việt-nam, có những truyện ñã dần dần nhập tịch vào
ñời sống của truyện cổ dân tộc, phá phách hoặc chuyển hóa toàn bộ thành truyện
Việt.
Thế kỷ thứ XVI có Nguyễn Dữ viết bộ Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện. Nên
phân biệt trong ñó hai loại: một loại truyện sưu tầm từ truyền thuyết và cổ tích
lưu hành trong dân chúng, như truyện Liệt nữ Nam-xương, truyện Từ Thức, v.v...
một loại truyện do chính Nguyễn Dữ sáng tác như truyện Nàng Túy Tiêu, truyện
Kỳ ngộ ở trại Tây, v.v... Ở phần này tác giả có chịu ảnh hưởng ít hay nhiều của
truyện truyền kỳ Trung-quốc, nhất là sách Tiễn ñăng tân thoại của Cồ Tông Cát.
Những truyện cổ tích qua bàn tay tài hoa của Nguyễn Dữ trở nên thú vị, phảng
phất như truyện ma trong Liêu trai, có khả năng thu hút người ñọc khá mạnh.
Một bộ khác gồm hai quyển, tương truyền của Lê Thánh Tông, nhan ñề là
Thánh Tông di thảo. Đây là tác phẩm chưa mấy người biết, có thể ngờ không
phải của vua Lê viết, nhưng cũng chưa hẳn như thế. Chúng tôi sẽ có dịp nói ñến
bộ sách này. Dầu sao thì nội dung của nó vẫn là những truyện của người Việt.
Cũng như Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo có hai loại truyện. Trong số
những truyền thuyết cổ tích dân gian có nhiều truyện rất hấp dẫn như các truyện
1
Tân ñính hiệu bình Việl ñiện u linh tập; "Truyện Lý Phục Man".
2
Lĩnh-nam chích quái; "Truyện Phù Đồng thiên vương".