KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 79

79

Lấy chồng dê, Tinh con chuột, Hoa quốc kỳ duyên, v.v... mà chúng tôi sẽ lựa
chọn kể ở phần thứ hai.

Các nhà văn phong kiến vẫn tiếp tục sưu tầm truyền thuyết và cổ tích dân gian.

Sau này, hai quyển Lĩnh-nam chích quái Việt ñiện u linh còn ñược nhiều nhà
nho ñời Lê nhuận sắc, bổ sung và ñính chính; lại sưu tầm những truyện khác
thêm vào cuối sách. Gần 200 năm sau Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm viết Tục
truyền kỳ

1

, nghĩa là nối vào sách Truyền kỳ mạn lục. Tác giả nhặt nhạnh ñược 6

truyện, trong ñó có cả truyện ngụ ngôn. Quyển này với quyển của Nguyễn Dữ và
quyển Thánh Tông di thảo ñều cho ta thấy rõ cái sức sống, cái khả năng chinh
phục mọi ñối tượng của văn học truyền miệng dân gian, biểu hiện ở xu hướng
tìm về truyền thuyết dân tộc của khá nhiều nho sĩ, nó tạo nên sự phối hợp giữa
thể truyện dân gian và văn học chữ Hán, mở ñầu một loại văn tiểu thuyết mới
trên văn ñàn. Tuy nhiên, nó vẫn không ñược ñẩy lên thành một tư trào sáng tác
lớn mạnh.

Vào khoảng cuối Lê ñầu Nguyễn có nhiều sách vở xuất hiện, trong ñó có loại

truyện ký bằng Hán văn. Loại sách này có ghi chép ít hay nhiều những truyền
thuyết cổ tích lưu hành trong dân gian. Có thể ñếm ñược những quyển như Công
dư tiệp ký
của Vũ Phương Đề, Tuyền văn tân lục của Nguyễn Diễn Trai, Lan Trì
kiến văn lục
của Vũ Nguyên Hanh (tức Vũ Trinh), Sơn cư tạp thuật của Bùi Huy
Bích (?), Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Tân truyền
kỳ lục
của Phạm Quý Thích, Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng, Bản
quốc dị văn lục, Thính văn dị lục, Đại Nam kỳ truyện, Dã
sử... ñều không biết
tên người làm, v.v...

Những truyện mà nhà nho sưu tầm trong các sách trên, hầu hết là những

truyền thuyết hoang ñường hoặc những truyện cổ lịch sử. Động cơ của người ghi
chép góp nhặt thì vẫn thế, vẫn không phải với ý thức sưu tầm văn học mà chỉ là
tìm tòi tài liệu cho lịch sử, hay là lưu lại một sự việc chưa rõ căn nguyên. Trong
trí óc của họ trước sau vẫn cho rằng những truyện ñó có thể xảy ra trên thực tế
nhưng cơ hồ như không thể cắt nghĩa ñược. Vũ Quỳnh khi sửa lại sách Lĩnh-nam
chích quái
ñể xuất bản có viết trong bài tựa: "... Các việc ấy tuy lạ mà không ñến
nỗi ngoa, tuy "thần" mà không ñến nỗi "yêu", tuy hoang ñường mà không ñến
nỗi quái dị, tung tích còn có thể làm bằng cứ"

2

. Sơn Nam Thúc là tác giả những

lời phê phán trong Thánh Tông di thảo cũng nói: "Đọc truyện Lấy chồng dê mới
biết ñầy trời ñất hễ những giống vật bay, lặn, chạy, núp ñều là vật mà chưa hẳn

1

Còn có tên là Truyền kỳ tân phả.

2

Nguyễn Trọng Thuật là người ở thế kỷ XX cũng không phủ nhận quan ñiểm trên của Vũ

Quỳnh. Ông cũng nhân ñó nói thêm: "Nay ñem mà ñối chứng với di tích còn rõ ràng, thì
những truyện ấy là sự thật cả, chứ không phải là những lời ngụ ngôn mà cũng không phải là
những bài tiểu thuyết, mới biết lời ông Vũ Quỳnh ñã có suy xét kỹ lắm rồi" (Tựa sách Quả
dưa ñỏ,
in lần thứ ba, Văn hóa thư cục, Hà-nội; tr. 3).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.