KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 81

81

trong ñó người anh hùng nông dân ñược ñề cao. Nó phản ánh ước vọng của
người nông dân bị áp bức muốn quật ngã kẻ thù, ít ra là quật lại một ñòn trong
tưởng tượng, cho hả bớt tâm lý dồn nén căng thẳng.

Hai là, tín ngưỡng về ñạo Tiên lúc này thịnh hành ñến nỗi cơ hồ lấn át cả ñạo

Phật. Chứng cứ là ở miền Bắc, cho ñến ngày nay, bên cạnh mỗi chùa thường có
dựng một phủ ñể thờ Thánh mẫu và các vị tiên khác. Đạo Tiên thịnh hành làm
cho kho tàng truyện cổ của chúng ta lại chứa ñựng thêm biết bao nhiêu là truyện
quái dị như Liễu Hạnh công chúa, Phạm Viên, Trần Lộc, Tú Uyên, những truyện
về Cuộc giao chiến giữa Liễu Hạnh công chúa với Tam thánh tổ, Nguyễn Lộc
gặp tiên,
v.v... Đồng thời, những tín ngưỡng về bói toán, sấm ký, nhất là phong
thủy (ñịa lý) cũng mặc sức tranh giành ñịa vị, nên trong dân gian còn ñẻ ra
những truyện Trạng Trình, Tả Ao, truyện Thầy ñịa lý ñốt sách, truyện ñể mồ ñể
mả, truyện báo ân báo oán...

Ba là, dân tộc Việt-nam lúc này có công cuộc mở rộng ñịa bàn mạnh mẽ về

phía Nam. Trong xu thế di chuyển liên tiếp và dai dẳng này, kho tàng truyện cổ
tích của chúng ta lại tiếp thu ñược khá nhiều những truyện của các dân tộc anh
em và các dân tộc láng giềng như Cham-pa, ñồng bào Tây-nguyên, Lào, Khơ-me
(Khmer), v.v... Cũng như truyện Tấm Cám, những truyện Thạch Sanh, truyện
Hai anh em và con chó ñá truyện Thỏ và hổ, truyện Nàng út, truyện Người thợ
săn và bà Chằng, v.v...
ñều có nguồn gốc có thể ngờ là từ phương Nam truyền
vào. Ngày nay, trong một số truyện cổ tích có những cái tên như ông hoàng tử,
mãng xà vương, bà Chằng, Ác Lai, v.v...
dường như ñã ñược nhập tịch không
phải là xưa lắm.

Một hiện tượng lý thú là trong quan hệ giao lưu văn hóa tiếp liền theo cuộc "di

thực" nói trên, ñã có một số truyện hoặc từ Đường ngoài truyền vào Đường
trong, hoặc từ Đường trong truyền ra Đường ngoài, tuy cùng là một cốt truyện,
một chủ ñề, nhưng mỗi miền kể khác nhau về chi tiết: những tên người, tên ñất
khác nhau; những sự ñổi mới ngay cả về bố cục. Chẳng hạn truyện Sọ Dừa
trong Nam với truyện Lấy chồng dê ở ngoài Bắc

1

; truyện Sự tích ñình làng Đa-

hòa (Bắc) với truyện Thầy Thím (Nam); hay truyện Kéo cày trả nợ (Bắc) với
truyện Nợ không trông trả (Nam), v.v...

Bốn là, lúc bây giờ bên cạnh những truyện cổ ñược ghi chép lẻ tẻ trong các

sách Hán văn, còn có những truyện ñược tiểu thuyết hóa và diễn ra bằng văn
vần.
Văn vần là hình thức dễ thuộc, dễ kể và do ñó rất dễ phổ biến. Thạch Sanh,
Chàng Chuối, v.v...
là những truyện nôm với nhiều tình tiết của truyền thuyết, cổ
tích ñã ñược hệ thống hóa và cải biên lại. Những truyện cổ Quan Âm Thị Kính,
Bích-câu kỳ ngộ, Tống Trân Cúc Hoa
trở nên sống khỏe hơn là khi chưa mang

1

Truyện Chàng Chuối cũng thoát thai từ cổ tích này mà tiểu thuyết hóa nên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.