KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 76

76

Đời Trần cũng như ñời Lý, ñạo Phật trở thành ñộc tôn. Có khá nhiều truyện ñề

cao tăng lữ, thường thường là những nhà sư có ñạo ñức hay có phép thần thông
biến hóa (sư Giác Hải, sư Huyền Quang, cuộc ñi tu của Trần Nhân Tông, v.v...).
Cũng vào thời này còn xuất hiện cả một số tiên thoại, phật thoại, hay cổ tích như
những luận ñề nhằm chứng minh cho cứu cánh của tôn giáo (truyện con gái Sở
Trang Vương, truyện Từ Thức, v.v...), góp thêm vào kho sự tích các bà Tiên ông
Phật vốn ñã có trong các bộ kinh tôn giáo từ rất lâu ñời.

Trong thời kỳ chiến tranh chống ngoại xâm, dân gian còn lưu lại những truyện

cổ ñầy khí thế yêu nước diệt thù. Nào truyện Yết Kiêu, truyện Người ả ñào với
giặc Minh,
truyện Hai nàng công chúa nhà Trần, truyện Phạm Nhan, v.v...
Ngoài ra, lại thêm vô số những truyện về giặc Tàu Ô, Khách ñể của, nói lên thói
gian ác quỷ quyệt của bọn cướp biển, bọn ñô hộ, và bọn lái buôn, v.v...

Đời Lê tiếp theo ñời Lý, Trần có thể tạm coi là thời kỳ toàn thịnh của truyện

cổ tích. Hồi ấy, tuồng chèo tuy ñã xuất hiện nhưng chưa phải là món giải trí phổ
biến của mọi ñịa phương. Những tiểu thuyết dài ngắn của Trung-quốc các ñời
Tống, Nguyên, Minh tuy ñã tràn sang Việt-nam, nhưng hẳn cũng chưa gây cho
văn học bác học của giai cấp phong kiến một trào lưu sáng tác và thưởng thức
văn chương tiểu thuyết. Chỉ có truyện truyền miệng sáng tác theo truyền thống
nghệ thuật dân tộc là ñược nhân dân ưa thích. Nhu cầu giải trí, nhu cầu khuyên
răn, cảnh tỉnh, giáo dục của dân chúng ngày một lên mạnh, ñòi hỏi phải có nhiều
sáng tác về loại này. Sinh hoạt của nhân dân là nguồn ñề tài rất phong phú của
cổ tích. Cho nên, trong kho tàng truyện cổ tích chúng ta, ngoài loại cổ tích hoang
ñường còn có rất nhiều cổ tích thế sự phản ánh sâu sắc ñời sống hiện thực.

Đời Lê và cả ñời Nguyễn nữa, là thời kỳ Nho học gần như ñộc tôn. Người ta

ñã bớt ñề cao vua chúa, tăng lữ mà quay sang ñề cao nho sĩ và tầng lớp quan liêu
xuất thân nho học. Nhiều truyện ñề cao ñạo Nho, tán dương việc thi cử ñỗ ñạt,
ca tụng tài năng, ñạo ñức của cá nhân nhà nho. Một số sự tích của các nho sĩ
ñược truyền thuyết hóa như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Bùi Cầm Hổ, Lê Như
Hổ, Giáp Hải, anh em Lê Nại, Lê Đỉnh, Trạng Me ñè trạng Ngọt, Trần Miên khố
chuối, Bà Nghè sáu tiền, v.v... nhiều lắm, khó mà kể hết. Tác giả, hoặc dựa trên
cá tính có sẵn của nhân vật mà phóng ñại lên, như truyện Lê Như Hổ với cái tài
ăn hết mười tám cỗ cơm của vua Trung-quốc. Hoặc dựa vào hoàn cảnh cụ thể
của nhân vật mà ảo hóa, như truyện Giáp Hải ñi du lịch xuống thủy phủ. Cố
nhiên, luân lý ñạo ñức của Nho giáo chính thống thường ñược dùng làm chuẩn
mực ñể phân ñịnh thiện và ác. Phan Đình Tá trước làm tôi nhà Lê, sau làm tể
tướng nhà Mạc ñược coi là bất trung, và vì thế, ñã dẫn ñến một hậu kiếp bi ñát là
làm nghề hành khất. Những truyện ñền ơn trả oán trong trường thi hay trong giới
quan lại cùng kiểu như thế rất nhiều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.