75
một con voi có nghĩa mà các bộ lịch sử không hề nói ñến, và cũng không nhất
thiết phải nhắc ñến, v.v...
Nói chung, tất cả những truyền thuyết sáng tác trong thời Bắc thuộc ñều có gửi
gắm một tinh thần bất khuất, một ý nghĩa thương yêu nòi giống, căm thù quân
giặc xâm lăng giày xéo ñất nước.
2. TRUYỆN CỔ TÍCH THỜI PHONG KIẾN TỰ CHỦ
Truyện cổ tích xuất hiện trong thời ñại tự chủ có phần ñột xuất hơn trước về
chất cũng như về lượng. Hầu hết ñều thể hiện rõ ñặc ñiểm tính cách của người
nông dân Việt-nam, nói lên quan ñiểm của họ về số phận và cuộc ñời, về cảnh
nghèo túng, nỗi ñau khổ, những ước mơ và hy vọng. Bên cạnh ñó là những
truyện phản ánh luân lý, trí tuệ và sức mạnh của người Việt. Ngoài ra, người ta
còn sáng tác những truyện cổ tích lịch sử, trong ñó hoặc nói về một ông vua
(Đinh Tiên Hoàng), một võ sĩ (Lê Phụng Hiểu), một tăng lữ (Từ Đạo Hạnh),
hoặc là một thổ hào ñịa phương (Phạm Bạch Hổ tức vua Mây), v.v... So với
truyền thuyết thời Bắc thuộc thì nội dung của truyện bây giờ ñã khác trước.
Bóng dáng những con người phóng khoáng, hiên ngang, trung thực, vô tư của
thần thoại, truyền thuyết ñến ñây ñã quá phai nhạt. Những nhân vật giữ ñược
tầm vóc của quá khứ như ông Khổng Lồ trong truyện Khổng Lồ ñúc chuông hay
Sự tích trâu vàng hồ Tây
1
thật là hiếm hoi. Tất nhiên, ñây không phải ñơn thuần
là một bước lùi. Lịch sử càng ñi lên, càng mở rộng tầm thước, thì con người xây
dựng nên lịch sử càng phải xuất hiện ñúng với vóc dáng của hiện thực, mang sức
mạnh của hiện thực.
Nói về nghệ thuật kể chuyện thì thời kỳ này ñược nâng lên tương ñối cao. Ở
nhiều truyện, cách miêu tả tuy còn ñơn sơ nhưng bố cục ñã khá chặt chẽ; có
nhiều tình tiết có tính kịch, nhiều tình tiết éo le, ly kỳ, khéo léo ñan cài trong các
truyện, có khả năng hấp dẫn người nghe ở mức cao. Truyện Từ Đạo Hạnh hay
Sự tích Thánh Láng là bằng chứng cho thấy tác giả truyện cổ tích lúc này không
chỉ giàu tượng tượng mà còn sành về thủ pháp biểu hiện.
Có thể khẳng ñịnh những loại truyện ñó ñã kế thừa tốt ñẹp truyền thống của
nghệ thuật thần thoại, truyền thuyết, và ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của truyện
cổ tích và phật thoại nước ngoài bấy giờ chắc ñã tràn vào ñất Việt không hiếm
gì. Tuy có một số truyện do những phần tử trí thức phong kiến sáng tác với dụng
ý ñề cao "ñấng bề trên", nhưng lại cũng vì ñược sản sinh trong thời kỳ tự chủ,
chúng vẫn là tiếng vang trung thực của tinh thần ñộc lập, phong cách cứng cỏi,
hiên ngang của cả thời ñại (Tô Hiến Thành, Nguyễn Thị Bích Châu).
1
Xem truyện số 67, tập II.