74
vào mà xây dựng nên hàng loạt mẩu truyện. Thôi thì những truyện thần Rồng
(Chàng Cả, Chàng Hai, Chàng Ba), thần Rắn (Hổ mang ñại tướng quân), thần
Lợn (ông Ỷ), thần Cọp (ông Ba Mươi), truyện Quỷ Xương Cuồng, truyện Ma
cà-rồng, v.v... không sao tính xuể. Nhiều truyện yếu tố tưởng tượng ñược sử
dụng khá dồi ñào và tinh tế. Nhân tố kỳ ảo làm cho câu chuyện có những kết cấu
biến hóa thú vị. Người, vật, ma, quỷ ñều ñược chuyển hóa thành thần.
Do ñấy, cũng có thể dễ dàng phân biệt thần thoại với những truyện cổ nói về
thần linh. Nếu thần trong thần thoại do tưởng tượng của con người nguyên thủy
muốn cắt nghĩa bản thân và ngoại giới mà có; thì thần trong thần tích lại do sự
thờ cúng và tín ngưỡng phức tạp tạo nên. Sự phân biệt này giúp ta xác ñịnh tính
loại biệt về sắc thái và tâm lý của hai loại thần. Loại thần sau hiển nhiên sẽ có
hình dạng và tâm lý như người chứ không còn chất phác và vô tư như thần của
thần thoại.
Cho ñến suốt cả thời Bắc thuộc, trên ñà tiến triển, xâm nhập lẫn nhau của các
thứ tôn giáo, tín ngưỡng phức tạp khác, càng ngày càng xuất hiện nhiều những
truyện thần thánh hoang ñường. Các truyện Man Nương, Cao Biền dậy non,
Thần Tô-lịch, v.v... phản ánh hiện tượng ñạo Phật, ñạo Lão bấy giờ ñã ăn sâu vào
tâm lý dân tộc và dung hòa với tín ngưỡng gốc của dân gian.
Ngoài loại truyện hoang ñường nói trên, người Việt lúc ấy còn có loại truyện
cổ nói về lịch sử, về sự tích những anh hùng lực sĩ như Lý Ông Trọng, Hai bà
Trưng, Bà Triệu, Bố Cái ñại vương, v.v... Loại truyện ấy phần lớn còn lại dưới
dạng những kết cấu mộc mạc, phân ñoạn, có thể liệt nhập làm một với truyền
thuyết lịch sử. Như trên ñã nói, truyền thuyết của ta xuất hiện nhiều nhất vào
thời kỳ Bắc thuộc. Truyền thuyết phản ánh cuộc ñấu tranh tích cực của nhân
dân nhằm giải phóng khỏi ách áp bức dị tộc. Nó là bài ca biểu dương sự nghiệp
chống xâm lăng. Nó cũng là lời than vãn, là tiếng vọng buồn rầu, phẫu uất của
cả bộ tộc Việt trong ñiều kiện sống cùng cực dưới nanh vuốt kẻ thù.
Mặc dầu ngày nay, trong quần chúng nhân dân chỉ còn truyền từng mẩu
chuyện rời rạc nhưng có thể ngờ rằng ñây là những truyện vốn có ñầu có ñuôi có
hệ thống và chắc ñược ñặt bằng văn vần như một số truyền thuyết của ñồng bào
thiểu số. Nếu cố gắng khôi phục cho thật ñầy ñủ theo ñúng phương pháp văn bản
học dân gian thì truyện Hai bà Trưng chắc có thể dồi dào tình tiết hơn nhiều. Đó
sẽ là một truyện có ñủ các nhân vật, từ hai bà cho ñến một ñoàn nữ tướng ñông
ñảo và gan dạ như các bà Bát Nàn, Lê Chân, Thiều Hoa, Thánh Thiên, v.v...
trong ñó, diễn ra biết bao nhiêu trận ác chiến giữa các bà và tướng ñịch mà chỉ
có thần tích là còn có ghi lại. Bà Triệu hiện lên qua một vài ghi chép như là một
cô gái kỳ lạ: cưỡi ñầu voi, chân ñi guốc vàng (có khi vú buộc ra sau lưng), khảng
khái hiên ngang, còn tài ñánh trận thì thật là vô ñịch ñến nỗi kẻ thù không dám
"ñối mặt". Bố Cái ñại vương trong truyền thuyết còn ñược gắn liền với hình ảnh