KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 19

3. Độc lập trí tuệ

“Không quy phục bất cứ uy quyền nào là châm ngôn cơ bản của phương

pháp thực nghiệm”

Độc lập trí tuệ (hay tư duy tự do) là một yếu tố quan trọng của tinh thần

khoa học. Có độc lập trí tuệ, mới có hi vọng đi tới phát minh lớn trong khoa
học.

Có nhà khoa học đã nói: Lòng dũng cảm và tính độc lập của tư duy, khả

năng kỳ diệu của trí tưởng tượng là những tính chất này mới cho phép con
người nhìn trước được đúng.

Lịch sử khoa học đã cho thấy, ai dám từ bỏ con đường mòn của những

khái niệm quá quên thuộc mà khai phá những nơi còn chưa có đường thì
mới có hy vọng tìm được những điều mới lạ cho khoa học.

Muốn có phát minh khoa học, phải giải phóng trí tuệ khỏi những ức chế

của nó.

Nhà hóc học Sêmiônốp đã khẳng định: Toàn bộ kinh nghiệm lao động

trong khoa học của tôi, toàn bộ cuộc đời của tôi cho phép khẳng định rằng,
điều cốt yếu trong giáo dục các nhà khoa học trẻ tuổi là phát triển có hệ
thống đầu óc sáng tạo và tính độc lập trong suy nghĩ của họ.

Độc lập trí tuệ là không ỷ lại vào ý kiến đã có sẵn. Người nghiên cứu

phải có khẳ năng xem xét lai một ý kiến đã được đa số kết luận, không dựa
vào những uy tín nào đó đã được công nhận để xem xét vấn đề.

Người nghiên cứu phải được tự do suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu, về

phương pháp tiến hành, về kết luận thu được, không bị ảnh hưởng bởi mọi
kiến thức sẵn có.

Thực tế đã chứng minh là một chế độ tự do suy nghĩ thích đáng sẽ thuận

lợi cho tính sáng tạo trong khoa học.

Nhiều viện nghiên cứu của công ty công nghiệp phương Tây, chuyên

dùng một số nhà khoa học chuyên suy nghĩ, được tự do sáng tạo một cách
tuyệt đối. Một số phát minh xuất sắc ra đời từ hình thức quản lý này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.