hoa học, theo lời ông, phải luôn nhớ rằng cả cấp bậc, tuổi tác lẫn công
lao trong khoa học không có ý nghĩa gì trong giao tiếp khoa học với học trò
của mình, dù người đó con trẻ tuổi bao nhiêu đi nữa. Dưới ánh sáng của
ngọn đuốc chân lý, chỉ có sự kiện khoa học là quan trọng mà thôi.
Trung thực trí tuệ là không dấu dốt.
Dốt không phải là điều xấu và càng học càng thấy mình dốt là lẽ đương
nhiên.
Khi khoa học mới thành hình, các nhà triết học cổ Hi Lạp, cổ La Mã…
có thể thâu tóm tất cả kiến thức loài người đã có lúc bấy giờ.
Nhưng hiện nay với sự phát triển và phân hoá nhanh chóng của các
nghành khoa học, không nhà bác học nào có thể tự cho mình biết hêt. Nếu
ta giỏi trong lĩnh vực này đương nhiên phải dốt trong lĩnh vực khác.
Và ngay trong lĩnh vực của mình nếu không tiếp tục nghiên cứu thì trong
thời gian ngắn cũng sẽ lạc hậu với thời sự trong ngành.
Vì vậy, nhà khoa học chân chính nào cũng phải đánh giá đúng đắn vộn
hiểu biết của mình để học hỏi thêm.
Sách gối đầu giường của Lênin là những tác phẩm của Mác và Enghen.
Khi giải quyết những vấn đề quan trọng phức tạp, Lênin thường nói với
người xung quanh: Phải bàn bạc với Mác cái đã.
Nhà khoa học chân chính luôn luôn tìm hiểu, không lưu ý tới người khác
đánh giá sự hiểu biết của mình. Chỉ có nhà khoc học giả hiệu mới không lo
lắng xem mình tìm hiểu được gì mà chỉ lo người khác đánh giá sự hiểu biết
của mình (S.Bớtlơ).
Hiện nay, không thiếu hiện tượng không trung thực trong giới khoa học.
Khi tiến hành một đề tái khoa học, còn tình trạng không đi sưu tầm hết
các tư liệu có liên quan, và trong báo cáo khoa học, không nêu đầy đủ xuất
xứ của tư liệu. Thậm chí trong báo cáo, quên nhắc cả những người đi trước,
đã gợi ý cho mình đề tài, đã đọc trước bản thảo và cho ý kiến sửa chữa. Có
trường hợp, tệ hại hơn, là chép tư liệu của người khác (chưa công bố) rồi
vội vàng công bố làm tư liệu của mình.
Ngoài ra, không ít người nhận định về sự việc, con người dựa trên cảm
tính chủ quan, đi tới chỗ “yêu nên tôt, ghét nên sấu” nên nhận định sai lầm.