Khi viết bộ Tư bản, Mác đã trích dẫn xuất xứ của rất nhiều tư liệu tham
khảo một cách đầy đủ, tỉ mỉ. Có người nhận xét rằng công việc đó có thể
hiện tính quá ư thận trọng không? Mác trả lời, đại ý, người nghiên cứu phải
có xứ mệnh giúp cho lịch sử đánh giá đúng đắn sự đóng góp dù nhỏ nhất
của mọi người cho khoa học.
Trung thực trí tuệ là có tinh thần trách nhiệm cá nhân về công việc của
mình và đánh giá đùng đắn sự đóng góp của những người khác.
Kiển tra lại mọi sự kiện, mọi số liệu là một đặc điểm của Lênin. Khi làm
tờ báo Tia Lửa, Lênin đã tự mình sửa chữa lấy bản in thử của cả tờ báo,
không phải vì thiếu người chữa mà vì lo lắng, không muốn để sót một lỗi
nào.
Trong báo cáo khoa học, tác giả trung thực phải nêu rõ ràng sự đóng góp
của từng người cho công trình: người gợi ý đề tái, người giúp đỡ kỹ thuật,
người giúp đỡ phương tiện, người giúp đọc bản thảo, v.v.. để người đọc có
thể hình dung được trách nhiệm cá nhân của tác giả trong công trình.
Trung thực trí tuệ là công khai nhận cái đúng của đồng nghiệp và cái sai
của mình.
Hồi cuối thế kỷ XIX, tại một hội nghị sinh học, nhà sinh lý học Pôn Be
thông báo về nguyên nhân chết của một số động vật thí nghiệm về bệnh
than là do siêu vi khuẩn.
Nhưng sau khi nhà vi trùng học Paxtơ làm thí nghiệm xác minh tác nhân
làm chết là một thứ phẩy khuẩn, Pôn Be đề nghị Paxtơ làm lai thí nghiệm
trước mặt ông.
Sau đó, tại hội nghị sinh học lần sau, Pôn Be đã công khai nhận sai lầm
của mình.
Gần đây, nhà khoa học Sêmiônốp, một giả thưởng Nôben, có lần đang
trình bầy một báo cáo khoa học thì một thanh niên đứng lên phát biểu ý
kiến cho rằng chứng minh của ông là sai. Lúc đó, vài nhà khoa học vội gạt
ý kiến của anh thanh niên. Nhưng Sêmiônốp đã bình tĩnh mời anh lên bảng
chứng minh. Cuối cùng, ông công nhận sự chứng minh này hoàn toàn đúng.
Nhà