2. Trung thực trí tuệ
“Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
Nghiên cứu khoa học là đi tìm chân lý, tìm sự thật. Vì thế người nghiên
cứu trên con đường chân lý phải hết sức tránh sai lầm. Càng tránh được sai
lầm, càng tránh được thời gian mất đi do đường vòng, càng đỡ tốn sức lực
để đi tới chân lý.
Sai lầm có một nguyên nhân là dốt nát, nhưng dốt nát không phải là
nguyên nhân độc nhất của sai lầm. Người ta sẽ không sai lầm khi người ta
không biết và thú nhận sự không biết này và không chịu khẳng định.
Có sai lầm là không biết mà cứ khẳng định như đã biết, là thực tình
không biết mà tưởng rằng biết.
Sai lầm bắt nguồn từ sự dốt nát mà không biết là mình dốt.
Muốn tránh sai lầm phải lao động thật lực để giảm sự dốt nát của bản
thân và phải rèn luyện trung thực trí tuệ.
Trung thực trí tuệ trước hết là không gian dối trong công tác khoa học.
Điều này thường hay xẩy ra đối với các người nghiên cứu hám danh lợi, sốt
ruột vì thành tích. Họ không rõ là sự thiếu trung thực trí tuệ thường dẫn tới
thất bại ngay trên đoạn đường khoa học đầu tiên.
Vào cuối tháng 4- 1974, báo chí hàng tuần ở Mỹ xôn xao về sự kiện
Summéclin mà người ta gọi là vụ “Oatơghết khoa học”.
Sau khi được thông báo là tiến sỹ Summéclin, một nhà giải phẫu học trẻ
tuổi, đã thành công trong việc ghép da động vật khác dòng, một việc chưa
ai làm được từ trước tới giời - vì một ròng động vật thuần chủng rất khó
tiếp nhận mảnh da ghép của dòng khác - một viện nghiên cứu sinh học ở
Nữu ước mới anh đến làm ở viện, tiếp tục công việc đó. Nhưng lần này, rất
nhiều thí nghiệm không có hiệu quả. Một tiểu ban kiểm tra của viện được
thành lập để tìm nguyên nhân của sự thành công trước kia và sự thất bại
hiện tại. Summéclin hốt hoảng - có lẽ anh ta đã báo cáo “láo” về kết quả thí
nghiệm trước đây - rình lúc ban đêm, quét thuốc nhuộm nên chuột thí