KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 12

Người ta kể rất nhiều gương cầu học của ông cha ta. Có người không có

tiền mua dầu thắp phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để đọc sách ban đêm.
Có người quét lá đa ở chùa để đốt lấy ánh sáng (tiến sỹ Châu Trí). Có người
không có tiền mua giấy bút phải đến dựa cổng trường, khi đi chăn lợn, để
nghe và nhẩm thuộc bài giảng của thầy giáo (tiến sỹ Thừa Cung).

Sử có kể tiến sỹ Lương Thế Vinh thời Lê Thành Tông, sau khi cáo quan

về nghỉ ở quê nhà, thấy việc đo đạc ruộng đất chính xác là một yêu cầu cấp
bách, tuy bấy giờ đã hơn 60 tuổi, vẫn quyết tâm lao vào nghiên cứu toán
học. Và một năm sau, ông viêt xong công trình “Đại thành toàn pháp” nói
về cách tính của các hình học phẳng, và sau hai năm, sáng chế ra chiếc bàn
tính giúp việc tính toán diện tích, sản lượng nhanh chóng. Nhân dân gọi ông
là Trạch Lường (tiến sỹ về đo đạc).

Về tinh thần cầu học, còn có thể lấy Mác làm thí dụ. Mác đọc được phần

lớn tiếng các nước châu Âu, viết được tiếng Đức, Pháp và Anh. Nhưng tới
khi hơn 50 tuổi, vì muốn đọc tác phẩm Nga nguyên bản, Mác đã giành 6
tháng kiên trì học Nga văn và sau đó đã đọc thông thạo các tác phẩm của
Pútkin, Gôgôn, Tsêdrin…

Dũng cảm trí tuệ còn là bảo vệ đến cùng mục đích nhân đạo của khoa

học. Khoa học thành hình với sự tiến hoá của nhân loại, cũng chỉ có mục
đích thoả mãn yêu cầu về trí tuệ và vât chất của con người. Nhà khoa học
dũng cảm là người phản đối việc sử dụng thành tựu của khoa học vào mục
đích phá hoại hạnh phúc của nhân loại, trái với lý tưởng cao cả của khoa
học.

Ông tổ của điều khiển học, N.Uynne, giám đốc một viện nghiên cứu ở

Mỹ, khi được tin Mỹ dùng điều khiển học trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, đã tuyên bố sẽ không tiếp tục nghiên cứu theo hướng này vì phát
minh khoa học của ông đã bị sử dụng cho ý đồ đen tối, vô nhân đạo.

Nhà toán học kiêm triết học Bectơrăng Rơtsen đã thành lập toà án quốc

tế để nên án tội ác của chính phủ Mỹ ở Việt Nam, cũng là thí dụ điển hình
về lòng yêu chân lý, dũng cảm trí tuệ của một nhà bác học chân chính.

Ngại khó khăn gian khổ trong lao động, không ham thích học hỏi thêm,

lười suy nghĩ, không phân phải trái ở bản thân và ở người khác để có lời nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.