Tới đầu thế kỷ XX, kho Anxtanh đưa dần những luận điểm của mình về
tương đối luận, không gian, thời gian và khối lượng cũng biến đổi, ông đã
vấp phải sự chống đối gay gắt của lực lượng khoa học đương thời. Số người
hiểu được lý thuyết tương đối chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông phải đương đầu với Liên đoàn chống Anxtanh gồm một số nhà khoa
học, trong này có cả giải thưởng Nôben. Họ tổ chức những cuộc hội thảo
công khai để tranh luận về lý thuyết tương đối, để công kích Anxtanh về
mặt chính trị, coi tương đối luận như biểu hiện của tinh thần bônsêvich
trong vật lý học. để vu cáo Anxtanh là ăn cắp tài liệu người khác, là đưa ra
một công trình vô nghĩa, là có hành động tuyên truyền cá nhân.
Ngoài ra còn có những báo đăng bình luận, thơ ca công kích Anxtanh và
công trình của ông.
Nhưng Anxtanh hoàn toàn tin tưởng vào chân lý mình nắm trong tay.
Trước những tấn công đó, ông rất bình tĩnh và nói với một người bạn:
Tôi có cảm giác của một người nằm trên một cái giường rất tốt nhưng thỉnh
thoảng lai bị rệp cắn.
Rõ ràng nghiên cưu khoa học cũng đòi hỏi lòng dũng cảm của người
chiến sỹ trên mặt trân. Chiến đấu chống điều ác và sự bất công, chiến đấu
chống điều ác và sự bất công, chiến đấu chống lại các thế lực đen tối của
thiên nhiên để đem lại sự sáng sủa cho đời sống con người đều cần tới tinh
thần dũng cảm.
Trong mọi lao động, đều có những khó khăn phải vượt. Tìm hiểu những
nguyên nhân của khó khăn, suy nghĩ cách vượt khó để tới giải pháp, không
khác gì đi tìm chân lý của sự vật.
Muốn tới chân lý đó, cũng như các nhà khoa học phải dũng cảm đấu
tranh với nề nếp suy nghĩ làm ăn theo lối cũ của bản thân và của hoàn cảnh.
Đúng như lời nói của một nhà triết học: Nếu lý trí và tâm hồn của người
nào còn lành mạnh thì quả tim người đó phải rung động trước chân lý.
Một đặc điểm của con người có tư cách là phải tỏ lòng dũng cảm ở chỗ
giữ vững vị trí còn hi vọng trong khi xung quanh mình người ta đã thôi chỉ
bỏ rơi.