Dũng cảm trí tuệ thể hiện ở chỗ ham suy nghĩ về các vấn đề, suy nghĩ về
nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng, là không bằng lòng với sự hiểu
biết phiến diện mà thích đi sâu vào sự kiện để nắm bản chất của nó.
Từ ngàn xưa người ta đã nuôi ong, đã biết tổ chức xã hội của ong, biết
nhiệm vụ và hoạt động của từng loại ong.
Nhưng chỉ có giáo sư Frich năm 1930 mới tìm hiểu tỉ mỉ hoạt động của
từng loài ong trong đàn, do đó đã phát hiện ra hiện tượng (múa) của ong thợ
để thông tin cho đồng bọn biết vị trí chính xác của địa điểm lấy thức ăn. Từ
phát minh này, đã dần dần thành hình các nghành khoa học mới đang phát
triển mạnh như tập tính học, thông tin sinh học… bắt đầu có nhiều ứng
dụng trong các ngành thông tin liên lạc, khai thác động vật có ích, phòng
ngừa động vật có hại… Vừa đây năm 1973, ông được giải thưởng Noben về
phát minh trong lúc đang nghỉ hưu.
Nhà kí sinh trùng học Đặng Văn Ngữ, muốn thử nghiệm hiệu quả của
Vacxin phòng sốt rét do ông sáng chế, đã không ngại nguy hiểm tự thân đến
thực địa chiến trường để tiến hành thí nghiệm và ông đã hy sinh trong thời
gian chiến tranh giải phóng vừa qua. Là một nhà khoa học chân chính, ông
muốn đích thân kiểm nghiệm giả thiết của mình, bất chấp nguy hiểm.
Có dũng cảm trí tuệ là không cam tâm chịu dốt nát, là cố gằng vượt mọi
khó khăn vật chất và tinh thần để học tập.
Thiên nhiên không dễ dàng lộ bí ẩn cho con người. Phải trầy trật gian
khổ mới có thể biết phần nào về nó. Mỗi kiến thức khoa học thu được đều
phải đổi bằng mồ hôi có khi bằng cả máu của các nhà bác học.
Xã hội loài người tiến nên không ngừng là nhờ tích luỹ ngày càng nhiều
kiến thức của mỗi thế hệ. Trẻ em hiện thông minh hơn, biết nhiều hơn
người lớn trước kia, chính là do sự tích luỹ không ngừng kiến thức của nhân
loại.
Câu nói của Lênin hồi đầu thế kỷ “Học, học nữa, học mãi” có tính chất
tiên tri. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật ngày nay với tốc độ phát
triển vũ bão của nó đang buộc mỗi người lao động trên trái đất, để thích
nghi với hoàn cảnh hiện tại, phải học tập cả đời.