Nhà vật lý học Anxtanh cũng có lời khuyên học trò của mình: Với công
việc của chúng ta, cần phải có hai điều kiện, một là cần phải có một đức
tính kiên nhẫn không bao giờ giảm sút và hai là cần phải luôn luôn sẵn sàng
(đổ xuống biển) cái mà chúng ta phải bỏ phí bao nhiêu thời gian và lao
động.
Chân lý bao giờ cũng đi trước thời đại và mâu thuẫn với tri thức của thời
đại.
Lịch sử khoa học đã chứng tỏ tất cả những phát minh khoa học đều gặp
phải sức phản kháng đôi khi rất gay gắt của dư luận đương thời.
Nhưng nhà khoa học phải có đầy đủ tinh thần dũng cảm để đấu tranh với
những tiên kiến lạc hậu đó. Họ không lùi bước trước những kết luận cực
đoan và dám nói ra một cách thành thực, minh bạch quan điểm riêng mà
mình tin là gần chân lý, không hề sợ hậu quả.
Các nhà khoa học chân chính đều để chân lý lên trên tất cả.
Là một giáo sĩ, anh thanh niên Brunô tình cờ gặp được một quyển sách
(Bàn về sự chuyển vận của thiên thể) của Côpécních, nói về trái đất xoay
quanh mặt trời. Đêm đêm, anh nhìn lên bầu trời quan sát các ngôi sao và
suy nghĩ về những thế giới xa xăm, vô tận. Anh giác ngộ về học thuyết
Côpécních, rời bỏ nhà thờ, đi tuyên truyền cho học thuyết này, bất chấp sự
đe doạ của giáo hội lúc đó đang ủng hộ thuyết điạ tâm (mặt trời xoay quanh
trái đất) của Kinh Thánh.
Brunô đã phát triển một cách sáng tạo thuyết Côpécních, sớm khẳng định
rằng mặt trời chỉ là một trong vô số ngôi sao và trái đất chỉ là một trong
nhiều hành tinh trong vũ trụ. Do sự phản bội của người quen, Brunô bị bắt.
Nhà thờ tra tấn, dụ dỗ, mong anh từ bỏ thế giới quan của Côpécních nhưng
không làm lay chuyển được lòng tin vào chân lý khoa học của anh. Sau 7
năm giam cầm, toà án nhà thờ tuyên án thiêu sống anh. Đừng trong đám
nửa, Brunô vẫn cất cao giọng: Thiêu chết cũng không thể phủ định. Hậu thế
sẽ đánh giá ta.
Từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, quan niệm về không gian, thời
gian và khối lượng vật chất không biến đổi của Niutơn đã chi phối toàn bộ
vật lý học cổ điển hàng trăm năm.