1. Yêu cầu chân lý và dũng cảm trí tuệ
“Dù thế nào chăng nữa trái đất vẫn cứ quay”
Chân lý là sự thật khách quan, Nhà khoa học là người bằng mọi cách,
khám phá ra sự thật khách quan trong tự nhiên.
Nếu không có lòng yêu chân lý, khôn ai có thể vượt khó khăn trở ngại
trên con đường hoạt động để tới đỉnh cao của chân lý.
Yêu cầu chân lý đòi hỏi ta một mặt không thiên tư đối với bản thân mình
và nhận thức được sai lầm của mình , mặt khác khi đã chắc chắn về một sự
thật nào đó thì phải bám chắc lấy không buông.
Không thiên tư đối với bản thân mình là một đòi hỏi khó khăn đối với
nhà khoa học.
Trong quá trình nghiên cứu, nhiều khi có khá nhiều thí nghiệm đã chứng
minh ngày càng rõ giả thuyết ban đầu, củng cố thêm niềm tin vào sàng tạo
của mình.
Bỗng có một sự kiện có tính chất phủ định xảy ra. Đây là lúc đau đớn
nhất của người nghiên cứu, lúc thử thách lòng dũng cảm của anh ta. Phải có
can đảm xoá bỏ toàn bộ cái cũ, nếu cần, và làm lại từ đầu. Vì chân lý, ta
không thể nào làm khác.
Để chuẩn bị cho môn đồ vững vàng thêm trong những lúc thử thách đó,
nhà vi trùng học Paxtơ đã nói:
Tin tưởng rằng ta đã tìm thấy một sự liện khoa học quan trọng, nôn nóng
để thông báo mà lại phải tự bó mình hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng
năm để đấu tranh bản thân, để cố gắng bác bỏ những thí nghiệm của chính
mình, để chỉ công bố kết quả phát minh khi ta đã đề xuất hết cả các giả
thuyết phủ định, thật quả là công việc gian khổ. Nhưng sau nhiều cố gắng
đó, người ta đi tới chắc chắn, tới chân lý, ta sẽ thầy một trong những niềm
vui lớn nhất con người được hưởng và ý nghĩ rằng ta sẽ đóng góp vào sự
phồn vinh của đất nước lai làm cho niềm vui đó thêm sâu sắc.