Chương 1. Tinh thần khoa học
“Nếu nghiên cứu khoa học teo đi, đời sống tinh thần của đất nước ngừng
trệ và do đó bao khả năng tiến bộ tương lai tan thành mây khói”.
ANXTANH
Khoa học gồm hai bộ phận: kiến thức khoa học và phương pháp khoa
học.
Phương pháp khoa học giúp con người tích luỹ kiến thức khoa học.
Khối kiến thức này tăng không ngừng qua bao thế hệ nhà khoa học,
không chỉ làm giàu vốn trí tuệ của con người về các quy luật chi phối hiện
tượng tự nhiên mà còn được ứng dụng trong thực tế sản xuất và đời sống
ngày càng nhiều, nhằm cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của con
người.
Khối kiến thức về lí luận và phương pháp của khoa học cũng làm kết
tinh một số đức tính quí báu nhất của nhân loại gọi là tinh thần khoa học
(hay trí tuệ khoa học), một bộ phận quan trọng của tư duy.
Tinh thần khoa học thành hình cùng với khoa học qua bao đời nay vẫn
giữ nguyên giá trị vì ở thời đại nào nó cũng giúp con người tiếp cận chân lí.
Nó không những giúp ích cho nhà khoa học trong công tác nghiên cứu mà
còn cho mọi người hành động có kết quả.
Từ xưa tới nay, đã thay đổi các chế độ xã hội, các nguyên lý đạo đức, các
nguyên lý thẩm mỹ, các học thuyết khoa học, nhưng tinh thần khoa học vẫn
tồn tại với khoa học, mà khoa học thì còn mãi mãi với loài người.
Châm ngôn Ả Rập đã có câu: Khoa học là do một thiên thần tại ác sang
tạo ra vì không muốn cho loài người nghỉ ngơi.
Chỉ lúc nào mà tinh thần khoa học sút kém, lúc nào mà con người tự mãn
với hiểu biết của mình không muốn sưu tầm kiến thức nữa, lúc đó là nền
văn minh đi tới chỗ suy đồi. Lịch sử nhân loại đã chứng minh sự suy tàn