nghiệm với hy vọng cứu vãn tình thế. Nhưng việc gian lận bị phát hiện và
nhà khoa học thiếu trung thực này đã buộc phải thôi việc. Chắc chắn anh ta
sẽ phải giấu tên, đổi chỗ ở và làm nghề khác.
Trung thực trí tuệ là không để ý đồ cá nhân xuyên tạc sự kiện khoa học.
Điều này thấy ở đôi nhà nghiên cứu đã có đóng góp cho khoa học nhưng
chủ quan tự mãn, không tôn trọng đúng mức sự kiện khoa học.
Người ta kể chuyện: Có nhà khoa học làm thí nghiệm về kích thích tố
tăng lượng sữa bò. Khi nào cộng tác viên báo cáo về lượng sữa của bò thí
nghiệm tăng so với bò đối chứng, ông rất vui. Còn nếu được nghe báo cáo
về lượng sữa không tăng hoặc không giảm đi thì ông cáu gắt, nghi ngờ thao
tác đo lường, nghi ngờ sự chăm sóc ăn uống của người giúp việc. Sau vài
lần, anh này rút kinh nghiệm, muốn yêu thân, toàn báo cáo về bò thí nghiệm
cho nhiều sữa hơn bò đối chứng.
Cuộc thực nghiệm khoa học đã phá sản từ đầu do tình thiếu chung thực
của cả hai thầy trò, sự kiện khoa học đã không được tôn trọng.
Hiện nay không ít người quản lý khoa học cũng giống như nhà nghiên
cứu nói trên, muốn nghe báo cáo phù hợp với định kiến có sẵn của mình, đã
tạo một số môn đồ báo cáo sai, đi tới nhận định sai lầm về thực tế.
Nếu nhà quản lý này lại dùng biện pháp quyền uy hoặc biện pháp hành
chính để hạn chế tư do trong thảo luận, thì tai hại gây ra cho sự nghiệp khoa
học càng lớn, sai lầm sẽ kéo dài và hường công việc triển khai chệch
đường.
Trung thực trí tuệ là không bao giời phát triển hàm hồ không dựa trên sự
kiện.
Nghiên cứu khoa học thực chất là phát triển sự kiện rồi tìm mối liên hệ
giữa các sự kiện. Và thảo luận khoa học thực chất cũng là thảo luận trên sự
kiện.
Tinh thần khoa học chủ yếu coi sự kiện như nguồn gốc, qui tắc, biện
pháp kiểm tra mọi kiến thức.
Nhà khoa học chân chính là người rất coi trọng sự kiện.
Coi trọng sự kiện khoa học là coi trọng mọi tư liệu khoa học dù nhỏ đã
có trong lĩnh vực nghiên cứu.