Một ngày nào đó, ông phó giám đốc của công ty sản xuất đồ điện
Generel Electric ở Mỹ tuyển cho phòng nghiên cứu của công ty, một kỹ sư
trẻ 20 tuổi tên là Langmuya. Ông không giao việc cụ thể cho anh ta mà chỉ
nói anh ta tham quan nhà máy và tự chọn lấy việc nghiên cứu tuỳ thích.
Langmuya chon việc nghiên cứu tác dụng của vật cháy sáng trong không
khí, một đề tài thoạt nghe rất có vẻ lý thuyết. Nhưng chính đề tài này đã dẫn
anh phát minh ra bóng đèn điện hiện đang thông dụng. Công ty Genral
Electric nhờ đó đã kiếm lời hàng tỷ đô - la, còn kỹ sư Langmuya cũng nhờ
đó mà được giải thưởng Nôben.
Độc lập trí tuệ là không tin vào giáo lý, ỷ lại vào sách vở.
Thời trung cổ chân Âu, sách khoa học của các triết gia được coi như
Kinh Thánh ta chỉ có việc học thuộc rồi truyền bá lại. Sách của Arixtốt
được sùng bái như chân lý khoa học.
Thời phong kiến châu Á, khi nho giáo còn thịnh, sách viết của Khổng tử
và môn đồ là kim chỉ nam cho hành động của mọi người.
“Khổng tử viết” là câu nói hay câu viết mở đầu của các sỹ phu.
Điều này cũng dễ hiểu vì ở thời kỳ đó, khoa học bị kìm hãm không thể
phát triển. Người ta thường gọi đây là thời tăm tối trong lịch sử khoa học.
Sách cũ có viết là trong lịch sử y học, Galien là nhà học phiệt trong suốt
15 thế kỷ.
Công trình về giải phẫu học của ông, coi như Kinh Thánh của ngành y,
dạy rằng: Gan người gồm 5 thuỷ, xương mỏ ác có 7 đốt và đàn ông kém
đàn bà 1 xương sườn.
Nguyên nhân là sách viết dựa theo lời dạy của Kinh Thánh: Thượng đế
đã rút 1 xương sườn của Ađam, người đàn ông đầu tiên trên trái đất, để nặn
lên Eva, người đàn bà đầu tiên. Và y học chính thống thời Trung cổ khẳng
định là đàn ông nhất thiết phải kém đàn bà 1 xương sườn.
Nhưng anh sinh viên y khoa Vêsali lại nghi vấn điều này. Sau khi đã kiên
trì kiểm nghiệm trên xác chết, đếm các thuỳ của gan, sườn của lồng ngực,
anh đã phát hiện các điểm sai lầm trên.
Năm 23 tuổi, anh ta được bổ làm giáo sư phẫu thuật và giả phẫu học. Tới
năm 29 tuổi, anh ta đã phát hiện được hơn 200 điểm sai lầm trong sách của