KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 34

6. Khiêm tốn và rộng lượng

“Người khoa học khác với người ngu dốt ở chỗ người khoc học rộng

lượng với người ngu dốt còn người ngu dốt lại không rộng lượng với người
khoa học”

Kiến thức khoa học tựa như một lâu đài ma loài người xây đắp cao dần

qua các thế hệ.

Một nhà khoa học chân chính không bao giờ coi quá trình tìm hiểu bí

mật thiên nhiên có một cách giải quyết cuối cùng.

Nhà triết học cổ Hi Lạp Sôcrát đã có một câu nổi tiếng: Tôi biết rõ rằng

tôi chẳng biết gì hết cả. Và ông đi khắp nơi tìm những người có học thức để
học hỏi thêm. Ông cho rằng mọi sự hiểu biết lớn lao nhất của một người
chẳng qua chỉ là một hạt cát trên bãi sa mạc tri thức mênh mông.

Nhà vật lý học Niutơn đã so sánh mình như một đứa bé chơi trên bở

biển, nghịch những hòn sỏi nhẵn và vỏ sò đẹp, nhưng trước mắt là một bể
chân lý bao la.

Hiện nay, với cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật trên thế giới, kiến

thức khoa học đã tăng quá nhanh, cứ sau năm năm lại có sự đổi mới khoảng
phần nửa vố kiến thức. Người nghiên cứu nào cũng phải tự ti với số vốn
kiến thức hiện có của mình.

Nhà vật lý học Kapitsa, một giải thưởng Nôben, đã nói: hạnh phúc của

tôi là tới cuối đời mình còn hiểu nổi được học thuyết vật lý lúc đó.

Các nhà bác học càng lớn càng thấy mình phải khiêm tốn là lẽ đương

nhiên.

Nhà sinh lý học Clôt Becna đã nói với môn đồ: hãy đem lời phê bình

thầy, hãy mang cho thầy hàng tá lời phê bình.

Lênin cũng là mẫu mực của tính khiêm tốn.
Trong buổi gặp gỡ với nhà địa chất học Coócsunốp Lênin đã nói: thật lạ,

nhiều người không hiểu tại sao cứ cho rằng chủ tịch hội đồng uỷ viên nhân
dân và các uỷ viên nhân dân thì cái gì cũng biết, thật là một điều vô lý tai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.