Sự tập Trung chú ý đếu cần cho mọi lao động nhưng đòi hỏi cố gắng
nhiều hơn đối với lao động khoa học.
Khi quan sát, thí nghiệm, có tập trung chú ý mới không bỏ sót chi tiết
nào của hiện tượng, đôi khi chi tiết này lại có ý nghĩa khoa học lớn vì nó
gợi ý cho một suy nghĩ mới.
Tập trung chú ý vào sự đu dưa của cái đèn ba giây tre ở trần nhà thờ, nhà
thiên văn học Galilê đã chợt nghĩ tới thời gian của một dao động. Từ đó ông
suy nghĩ làm nhiều thí nghiệm và phát minh ra định luật đồng thì của dao
động trong vật lý học.
Tập trung chú ý vào quan sát, thí nghiệm là chú ý kiểm tra sự vận hành
của các dụng cụ, chú ý vào các thao tác thực nghiệm cho chính xác, chú ý
ghi chép đầy đủ rõ ràng số liệu vào sổ nhật ký, theo dõi cẩn thận các đối
tượng thí nghiệm, nhận xét được những biến cố nhỏ nhất trong thí nghiệm.
Nhà khoa học phải tập trung chú ý về vấn đề nghiên cứu, không phải chỉ
trong lúc quan sát, thí nghiệm mà cả lúc sưu tầm kiến thức trong tài liệu.
Tập trung chú ý vào tài liệu là về mỗi vấn đề, phải xem xét rất cặn kẽ,
thấu đáo, nghiên cứu tỉ mỉ từng khía cạnh, chi tiết, tóm lại, thu thập đầy đủ
kiến thức về vấn đề đó. Tất nhiên phải tham khảo thật nhiều tài liệu, tư liệu
trong sách, tư liệu điều tra thực tế có liên quan.
Để chuẩn bị cho công trình luận về Tư Bản, Mác đã phải đọc rất nhiều
tác phẩm về các vấn đề rất đa dạng và thu thập trong nhiều năm một khối
lượng sự kiện rất lớn.
Còn khi viết quyển “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nước Nga”,
Lênin đã đọc 583 cuốn sách, chưa kể các tài liệu điều tra khác.
Tập trung chú ý vào kiến thức còn là, đối với các vấn đề khó hiểu trong
sách, phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Chỗ nào chưa hiểu, chưa rõ, phải đánh
dấu để tiếp tục tìm hiểu thêm bằng đọc thêm sách, nghe giảng thêm, trao
đổi, mạn đàm với người khác…
Ngày nay, khi xem lại cuốn sách ma Lênin đã đọc qua, quyển nào, trang
nào cũng đầy những chấm, gạch và ghi chú…chứng tỏ Lênin đã tập trung
chú ý cao độ khi đọc.