3. Tập trung chú ý
“Tập trung chú ý là bà Chúa của trí tuệ”
Có những học sinh làm một công việc nào đó (giải bài toán, viết bài
luận) chỉ mất hai giờ trong khi các bạn phải mất bốn giờ.
Có người, trước mỗi khó khăn phải giải quyết, chỉ suy nghĩ khoảng 15
phút là tìm ra giải pháp.
Một nguyên nhân quan trọng của thành công này là sự tập trung chú ý là
khả năng tập trung toàn bộ sức lực trí tuệ vào một việc nhất định, không để
tư tưởng phân tán vào bất cứ sự kiện nào, ý nghĩa nào.
Ta nhận dịch một cuốn sách. Bắt đầu công việc, ta lọc những chữ chưa
biết rõ để tra từ điển và suy nghĩ chọn những từ tiếng Việt thích hợp. Ta chú
ý viết rõ ràng trên giấy. Có người hỏi chuyện, ta không hiểu họ nói gì.
Đấy là ta đã chú ý một cách tập chung.
Người ta kể chuyện, ông Phạm Ngũ Lão, một tướng giỏi thời nhà Trần
cũng có khả năng tập trung chú ý phi thường. Khi còn hàn vi, ngồi đan tre
bên lề đường, tập trung chú ý vào vấn đề gì không rõ mà anh thanh niên họ
Phạm không nghe thấy tiếng reo hò của đoàn quân hộ tống Hưng Đạo
Vương, tới lúc lính đâm giáo váo đùi, chảy máu ra anh mới biết.
Trí tuệ đã tập trung sẽ suy nghĩ một cách thông minh; một khi say nghĩ
một cách thông minh, nó sẽ phát triển khả năng quyết đoán và thực hiện.
Những người thành công trong mọi việc đều là những người có khả năng
tập trung chú ý khi cần thiết. Ai đã quan sát họ làm việc, thấy họ làm có vẻ
nhẹ nhàng thoải mái. Thật ra, sự rèn luyện đã giúp họ phát triển tập trung
chú ý thành hoạt động có tính chất bản năng trong bất cứ việc gì.
Người công nhân tập trung chú ý vào công việc sẽ tránh được tai nạn lao
động và duy trì được tính chính xác trong thao tác.
Người cán sự tập trung chú ý vào công việc sẽ không nhầm lẫn trong
tính toán trong làm kế hoạch.
Người sinh viên tập trung chú ý vào bài học sẽ học bài chóng thuộc.