Khi đã có khối lượng kiến thức đáng kể trong đầu, người nghiên cứu
phải tập trung chú ý để phân tích, tổng hợp hàng mớ sự kiện, tìm mối quan
hệ giữa chúng, suy nghĩ giải thích các mâu thuẫn nảy sinh từ các mối quan
hệ này, hệ thống lại các mối quan hệ, nhằm xây dựng học thuyết khoa học.
Như vậy, sau giai đoạn tập trung chú ý thụ động trong quan sát, thí
nghiệm, thu thập kiến thức, có giai đoạn tập trung chú ý tích cực nhằm xây
dựng định hướng luật, học thuyết.
Nếu tập trung chùm tia sáng vào tờ giấy, giấy sẽ bốc lửa. Còn nếu tập
trung sức lực vào một vấn đề duy nhất, tia lửa sáng tạo sẽ nảy sinh.
Sự tập trung chú ý liên tục vào vấn đề nghiên cứu giải thích sự đãng trí
của nhà khoa học.
Nhà triết học cổ Hi Lạp Acsimét tập trung chú ý vào một bài giải hình
học tới mức không biết thủ đô đã bị quân lính La Mã xâm lăng. Khi ông
đang vẽ những hình trên bảng cát thì một tên lính xộc vào với thanh kiếm
sắc trong tay. Ông nói to: không được đụng vào các đường tròn cua ta. Vừa
dứt lời, ông ngã gục dưới nhát kiếm của tên lính.
Nhà vật lý học Niutơn có mời bạn tới ăn cơm trưa chủ nhật tại nhà. Đến
trưa, khách đến thấy bàn ăn không có ai - chủ vẫn làm việc trên gác - tự
động ăn nửa con gà rồi về. Lúc quá trưa, Niutơn chợt thấy bụng đói, xuống
buồng ăn, thấy còn nửa con gà, ông lẩm bẩm: Mình vô tâm thật, đã ăn rồi
mà không biết, và lại lên gác làm việc tiếp.
Các thiên tài khoa học đều là những người tập trung chú ý cao độ vào
các vấn đề nghiên cứu.
Chính sự tập trung này đã cho phép các thiên tài hoàn thành trong đời họ
tất cả cái gì mà một số lớn người bình thường cũng nhằm mục đích đó,
không thực hiện nổi.
Thiên tài chỉ một phần nhỏ do bẩm sinh, mà phần đáng kể do sự rèn
luyện thường xuyên khả năng tập trung, tập trung liên tục.
Một nhà vật lý học mô tả sự tập trung chú ý của nhà bác học Anxtanh
như sau:
Nhiều khi đang ngồi nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Anxtanh đứng dậy,
hoặc vẫn ngồi yên không động, nét mặt vẫn như cũ. Nhưng mọi người đều