4. Tính liên tục
“Nước chảy mãi, đá cũng phải mòn”
Tính liên tục là khả năng kéo dài hoạt động của trung khu thần kinh,
không cho phép nó gián đoạn đột ngột, thay đổi nhanh chóng, không có
chuyển tiếp.
Đây là kéo dài sự tập trung chú ý vào một sự vật. Có thể lấy thí dụ ở nhà
toán học ngồi hàng giờ ở bàn làm việc, không dứt nổi khỏi những trang giấy
đầy con số hay nhà kỹ sư luôn suy nghĩ về bản thiết kế để trước mặt.
Có tính liên tục là khi đã suy nghĩ về vấn đề gì để tìm cách giải quyết thì
luôn luôn giữ vấn đề đó trong đầu.
Phải luôn quan tâm sưu tầm các loại kiến thức liên quan tới vấn đề, kiến
thức về nội dung và về giải pháp… phải luôn luôn so sánh lựa chọn các
kiến thức thích hợp.
Tới lúc nào đó, vấn đề bước vào giai đoạn “chín mùi” và sẽ nảy sinh có
thêm biện pháp hợp lý nhất.
Người nghiên cứu luôn có vấn đề khoc học trong đầu, luôn suy nghĩ để
giải quyết các mâu thuẫn mới nảy sinh do có thêm sự kiện mới, luôn suy
nghĩ để tìm mối quan hệ giữa các sự kiện, để hệ thống hoá các mối quan hệ
đó.
Người kỹ sư liên tục suy nghĩ để hoàn chỉnh bản thiết kế đang làm.
Người công nhân luôn có chỉ tiêu sản xuất trong óc, luôn nghĩ tới cải tiến
kỹ thuật để tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm. Người giám đốc
luôn có kế hoạch sản xuất của xí nghiệp trước mắt, luôn suy nghĩ về cải tiến
quản lý để thúc đẩy năng suất lao động, để hoàn thành kế hoạch vượt mức.
Người ta viết về sự suy nghĩ liên tục của nhà bác học Anxtanh như sau:
Hình như có một cơ chế vô cùng sinh động nào đó đang quay tít trong đầu
óc ông. Đó là sức mạnh tuyệt diệu. Đôi khi thấy tự nhiên ông có vẻ vất vả.
Anxtanh có thể nói về chính trị, có thể lắng nghe những yêu cầu và trả lời
các câu hỏi của người khác, nhưng đằng sau các hoạt động bên ngoài đó,