người ta cảm thấy một sự hoạt động thường trực của tư duy về các vấn đề
khoa học. Cơ chế của bộ óc Anxtanh hoạt động không ngừng, chuyển động
thường trực đó chỉ tắt khi ông chết. Học thuyết tương đối là kết quả của một
tư duy liên tục như thế kéo dài hàng chục năm.
Tính liên tục còn thể hiện ở chỗ khi đã bắt tay vào làm việc gì, là làm
đến cùng không để dở dang.
Trong khi tiến hành có những khó khăn nảy sinh, hêt khó khăn này tới
kho khăn nảy sinh, hết khó khăn này tới khó khăn khác. Nhưng người có
đức tính liên tục không nản lòng, luôn suy nghĩ vượt từng khó khăn để tiến
lên. Kinh nghiệm cho biết, khi ta đã cố gắng nhiều và tưởng như gần tới
đích, các khó khăn mới lại nảy sinh, tình hình có vẻ trở nên không thuận
lợi. Lúc này thường là vào lúc nhiệt tình có vẻ trở nên không thuận lợi. Lúc
này thương là vào lúc nhiệt tình đã giảm sút và mệt mỏi lai tăng thêm. Ta
vẫn phải kiên trì vì nên nhớ rằng nhiều người đã bỏ cuộc vào lúc này, đúng
lúc sắp tới đích.
Trong thời gian chiết suất chất radium nguyên chất, hai vợ chồng nhà vât
lý học Pie và Mari Curi đã chịu đựng nhiều thử thử thách về nghị lực. Họ
ăn ngủ ít. Sức khoẻ sụt hẳn. Pie ngày càng thấy cơn đau dữ dội hơn. Mari
gầy xọp đi. Pie đã có lúc muốn bỏ dở công trình chiết suất này. Một ngày
nào đó, vì quá mệt, Pie đã phải thốt lên: Cuộc sống chúng ta đã chọn, gian
khổ quá…Tuy nói vậy, Pie cũng biết rằng không thể nào chọn một cuộc
sống khác.
Sau 45 tháng cố gắng vất vả, năm 1902, 10 gam chất radium nguyên chất
lọc từ một tấn bã quặng đã ra đời. Lao động liên tục của đôi vợ chồng nhà
bác học đã thành công rực rỡ. Sự phát minh ra chất radium gây một cuộc
cách mạng thật sự trong giới khoa học. Học thuyết về tính cố định của
nguyên tử trong vật lý học sụp đổ và được thay thế bằng học thuyết biến đổi
các nguyên tố.
Người ta thử nghiệm chất radium thấy nó có thể chữa được vài dạng ung
thư.
Năm 1903, Pie và Mari Culi được giải thưởng Nôben vể vật lý học.
Người nghiên cứu nào cũng phải liên tục với đề tài không được bỏ dở.