không cho phép bất cứ ai xuyên tạc số liệu của mình, do bất cứ nguyên
nhân gì.
Phải lưu ý đặc biệt tới con số, tức mặt định lượng của sự vật và hiện
tượng. Ta không chỉ bằng lòng với yếu tố khí tượng như trời ấm, trời lạnh,
trời nóng,… mà cần ghi nhiệt độ cụ thể, hoặc không bằng lòng với cách ước
lượng mật độ quần thể sinh vật, nhóm này đông hơn nhóm kia, mà phải có
số lượng cá thể từng nhóm, có tỷ số của mật độ hai nhóm… chỉ con số mới
có giá trị thuyết minh cao nhất về sự vật và hiện tượng.
Ghi chép con số phải thật cẩn thận rõ ràng và ghi bằng mực. Các con số
là dấu ấn của hiện tượng đã qua, không chỉ phục vụ cho thế hệ nghiên cứu
bây giờ mà còn giúp ích cho các thế hệ khoa học tiếp theo. Có ghi bằng
mực, dấu ấn mới lưu truyền được lâu và khó bị sửa chữa.
Hiện nay, có người chưa thấy tầm quan trọng của ghi chép, quá tin vào
trí nhớ của mình. Họ không rõ là các nhà bác học lớn tới đâu cũng phải ghi
chép. Nhà vật lý học Êđixơn, trong việc thử nghiệm một dụng cụ đã ghi
chép trên hàng vạn trang giấy. Sổ nhật ký của nhà vạn vât học Brehm, tác
giả của các pho sách bách khoa về sinh vật nổi tiếng trên thế giới, gồm hàng
vạn trang viết chữ rất nhở.
Trái lại, cũng có người sinh lý ghi chép nhưng không đúng cách. Họ ghi
lịa đặc cả trang giấy, thậm chí tới mức sau này chính bản thân cũng không
đọc nổi những điều đã ghi. Cách ghi như vậy chỉ làm nhọc cơ thể và trí não
một cách vô ích. Ngày xưa, một văn hào nào đó đã có câu nổi tiếng: khoa
học mà không có ý thức chỉ là sự huỷ hoại tâm hồn. Ngày nay, ta cũng có
thể nói: Ý thức mà không có khoa học chỉ là sự huỷ hoại thể xác. Người ghi
chép không thông minh như trên, sẽ lạc vào cái rừng số liệu do chính mình
trồng lên và ít khi ra thoát.
Trong thực hành của sinh viên, việc ghi chép số liệu còn cẩu thả, tuỳ
tiện, lúc ghi lúc không. Thậm chí còn có hiện tượng điều chỉnh số liệu hoặc
bịa số liệu để làm vừa lòng thầy giáo.
Rõ ràng việc xuyên tạc số liệu có hậu quả tai hại. Ông thấy cả tin dựa
vào đó sẽ đi tới kết luận sai lầm trong khoa học, còn học trò thì sẽ đi tới kết