Chỉ bằng cách đó, ta mới có thể nhận kiến thức của mình một cách vững
chắc. Người ta kể lại, Mác khi đọc sách, thường trích ghi vào sổ tay, đánh
dấu những đoạn hay trong sách và thường đọc lại sổ ghi và đoạn đánh dấu
tới khi thuộc lòng.
Lênin cũng vậy. Ông đọc thật nhiều tài liệu. Đọc xong, đều ghi những
điều cần thiết vào sổ tay, sau đó luôn luôn bổ sung các điều mới vào sổ, rồi
đọc đi đọc lại những điều ghi chép nhiều lần.
Trên trang giấy, Lênin thường chia hai cột, một cột ghi những ý niệm cần
thiết, cột kia ghi ý kiến riêng của mình về từng ý niệm: đúng rất đúng, cần
thẩm tra, cần thảo luận…
Tác phong này, kêt hợp với trí nhơ tốt, làm cho bất luận lúc nào Lênin
cũng dẫn chững sự việc một cách chính xác, chứ không chỉ dựa vào ký ức
đơn thuần.
Kết quả quan sát, thí nghiệm phải được ghi chép cẩn thận và trung thực
trong sổ nhât ký nghiên cứu. Các số liệu này phần lớn do các dụng cụ thí
nghiệm đo lường cung cấp, có đủ tính chất khách quan. Chúng được coi là
số liệu gốc, không chỉ dùng cho bản thân người thí nghiệm, mà còn dùng
tham khảo cho các người khác tiến hành thí nghiệm, mà còn dùng tham
khảo cho các người khác tiến hành thí nghiệm tương tự sau này.
Số liệu là cơ sở của những biện luận và kết luận khoa học. Vì vậy, số liệu
đầy đủ sẽ dẫn tới kết luận rõ ràng, còn số liệu linh tinh, thiếu sót sẽ dẫn tới
kết luận mơ hồ hoặc không thể dẫn tới kết luận. Trân trọng các số liệu là bộ
phận không tách rời của một thí nghiệm đúng đắn.
Người nghiên cứu nào cũng phải đặt một giả thuyết rồi tiến hành thực
nghiệm để kiểm tra giả thuyết. Và người nào cũng có tâm lý muốn số liệu
thu được chứng minh giả thuyết là đúng. Sau khi làm một số thí nghiệm,
thấy kết quả là dương, tức phù hợp với giả thuyết, ta rất lác quan. Nhưng
sau một số thí nghiệm khác, kết quả lại là âm, ta phải bình tĩnh để kiểm tra
lại điều kiện thí nghiệm. Nếu kết quả vẫn là âm, hoặc khi âm khi dương,
nhà nghiên cứu vẫn phải ghi đầy đủ kết quả vào sổ và suy nghĩ về giả
thuyết đã đặt để điều chỉnh hay thay thế nó. Tính khách quan của khoa học