KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 72

2. Ghi chép

“Phần quan trọng nhất của thực nghiệm không phải là làm thí nghiệm mà

là ghi chép, ghi chép định lượng rất chính xác, ghi bằng mực hẳn hoi.”

Không ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà không cần ghi chép.
Khi một ý niệm được tay ta trực tiếp ghi trên giấy là hình ảnh của ý niệm

này được đậm nét thêm ở trong óc. Có ghi chép bài, học bài càng chóng
thuộc.

Nhà bác học nào cũng phải ghi chép.
Sử kể lại là tiến sỹ Lê Quý Đôn coi rất trọng việc ghi chép. Hàng ngày đi

đến đâu, đọc sách gì, có điều gì đáng nhớ, ông đều ghi vào thẻ tre. Tối đến,
ông xem lai một lượt, ghi chú thêm rồi sắp thẻ vào từng túi theo chuyên đề:
địa lý, triết học, phong tục…phương pháp khoa học này giúp ông Lê có
nhiều tác phẩm có gia trị về địa lý, phong tục, tập quán…, làm ông nổi tiếng
là một bộ óc bách khoa của thời đại bấy giờ.

Hết sức ghi đầy đủ những kiến thức mới liên can tới vấn đề mình đang

quan tâm. Lưu ý đánh dấu ngoài lề những kiến thức trái với nhận thức của
mình để sau có thể kiểm tra.

Sau khi dự buổi thuyết trình, nên dành thì giờ để xem lại và nếu cần,

thẩm tra lai các điều đã ghi chép.

Phải tập ghi nhanh để không lọt quá nhiều tin. Muốn ghi nhanh phải

luyện một số lý hiệu ghi tắt. Thí dụ, quan điểm viết là Q/đ, vấn đề là v/đ…

Phải chú ý để ghi các ý chính của bài thuyết trình, lược giản những chi

tiết không quan trọng.

Trong mệnh đề, lược bỏ những quán từ, liên từ…
Khi đọc tài liệu ta có thì giờ hơn khi đi dự thuyết trình, vì vậy có thể ghi

chép chu đáo hơn. Phải suy nghĩ, cân nhắc, sắp xếp có hệ thống những số
liệu, đánh dấu những số liệu quan trọng để khi cần tới thì tìm hiểu dễ dàng.
Sau này, từng thời ký, phải xem lại những điều đã ghi để biết điều nào đã
được xác minh, điều nào cần thẩm tra tiếp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.