dõi, phòng thí nghiệm chỉ là nhà tù. Trong hoàn cảnh như vậy mà ông tổ
của di truyền học đã có những phát minh xuất sắc cho khoa học. ta liên
tưởng ngay là nếu chịu khó một chút, ta cũng có thể lặp lại thí nghiệm của
Menden và biết đâu không có những phát kiến mới.
Rõ ràng sự tập trung chú ý vào bài giảng di chuyền gợi cho ta những suy
nghĩ mới, ý niệm mới, mần mống của những phát kiến mới.
Chính nhờ tập trung chú ý mà anh sinh viên trẻ tuổi mới phát hiện ra sự
chứng minh sai của viện sỹ hoá học Sêmiônốp trong một buổi thuyết trình
về khoa học.
Người ta đã nói rất đúng là tập trung chú ý sẽ mở cửa cho phát minh
khoa học.
Theo như trên, nghe giảng muốn có năng suất cao nhất về thu hoạch kiến
thức, bộ não phải làm vuệc tích cực chứ không chỉ ghi nhận kiến thức một
cách thụ động, thông qua việc thu âm cũng thụ động của cái tai.
Người ta đã thí nghiệm thấy nếu tập trung chú ý, hiệu suất tiếp thu đạt tới
50 phần trăm.
Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh
sẽ được kết hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào
trong vỏ não. Thoạt đầu, thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý
nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng chỉ sau một thời gian tập luyện, ai
cũng có thể kết hợp các khả năng này.
Hiện nay, nhiều cách nghe giảng không khoa học còn phổ biến. Người
nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc suy
nghĩ mung lung về bài giảng, hoặc nghĩ đến việc khác. Kết quả là sau đó,
đầu óc người nghe không có ý niệm rõ ràng hoặc có một mớ hỗn độn các ý
niệm, hoặc không có ý niệm gì trong đầu. Đây quả là sự lãng phí lớn về thời
gian và sức lực của cả người giảng lẫn người nghe.
Khả năng tập trung không phải bẩm sinh. Thuộc tính của động vật là
phân tán tư tưởng, con thú chỉ tập trung chú ý khi rình mồi hay lẩn tránh kẻ
thù, tức là trong những tình huống nhất định. Tập trung chú ý theo ý muốn
là bản lĩnh của con người, chỉ thành hình sau quá trình rèn luyện. Ở thiếu