KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 154

CHƯƠNG VII

Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VỚI CÁC

GIẤC MƠ

Từ xưa y học đã quan tâm đến các giấc mơ.
Nhiều sách vở ghi chép về các bệnh sinh ra từ các giấc mơ.
Nhiều nhà khoa học nói đến giấc mơ. Con người mà không được ngủ,

không mơ thì sinh bệnh. Cho nên, một trong những hình phạt xử tử hình
thời cổ La Mã được coi là tàn khốc nhất là không cho phạm nhân ngủ để
giết chết phạm nhân.

Từ điển Sinh vật học giải thích: “Mơ là một loại hiện tượng sinh lý xuất

hiện trong quá trình ngủ, biểu hiện phức tạp, gián đoạn, tùy lúc, là loại hoạt
động tinh thần hỗn loạn.” Từ điển khoa học kỹ thuật giải thích: “Mơ là ngủ
hoặc trạng thái như ngủ, là hiện tượng hàng loạt thị giác, thính giác hoặc
động giác phát sinh trong ý thức cùng với tình cảm và hoạt động tư duy.”
Một nhà tâm lý, sinh lý học phương Tây nói: “Mơ là bệnh thần kinh bình
thường. Nằm mơ cho phép mỗi người chúng ta mỗi đêm trong đời sống có
thể yên tĩnh và an toàn để phát điên.” Bách khoa toàn thư giải thích: “Mơ là
hiện tượng hoạt động xuất hiện trong não trong khi ngủ. Trên cơ sở các
nhận thức khác nhau, có nhiều định nghĩa về mơ: mơ là phản ánh hiện thực,
là cảm thụ linh tính của ốm đau, là dự đoán; hoặc là một loại trạng thái tỉnh
ngủ, là một loại hoạt động ẩn ý.” Các nhà khoa học đang tiếp tục tranh luận
sự khác nhau của mơ với hiện thực.

Các sách y học phương Đông cho mơ là do kích thích bên ngoài và bên

trong thể xác đưa đến, mơ nảy sinh trong giấc ngủ là một loại hoạt động
tâm thần, không dễ khống chế. Mơ có liên quan đến nhiều tật bệnh như:
mộng du, đái dầm, hoảng sợ ban đêm, mộng tinh, giao hợp trong mơ...

Phân tích và nghiên cứu giấc mơ có ý nghĩa thực tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.