không phải là “điềm báo của thần linh”. Mơ là hiện tượng sinh lý trong giấc
ngủ. Y học phương Đông rất xem trọng cơ sở sinh lý của mơ. Thế kỷ thứ
VI đến thứ V trước Công nguyên, nhiều nhà y học từ cơ sở sinh lý, bệnh lý
đã tìm ra nguyên nhân và biểu hiện của giấc mơ. Kết quả này được ghi
chép trong sách Hoàng Đế nội kinh.
Trong Hoàng Đế nội kinh có học thuyết vận khí khá quan trọng. Học
thuyết vận khí thực chất là học thuyết dự báo. Nó có thể dự đoán sự thay
đổi thời tiết, khí hậu và bệnh tật cùng với tai nạn, phúc, họa gặp phải trong
thiên nhiên, đồng thời đưa ra phương pháp đề phòng.
Sách Hoàng Đế nội kinh đã bàn về các giấc mơ như sau:
1. Nguyên nhân của mơ
Đối với tình hình sức khỏe của con người, chủ yếu mơ phản ánh 5 vấn
đề:
- Phản ánh cơ năng sinh lý (Ví dụ: Thận khí hư, nằm mơ thấy đau lưng).
- Phản ánh dục vọng bản năng (Ví dụ: nằm mơ thấy đau bên trong sinh
thực khí đàn bà).
- Phản ánh chỗ đau, có bệnh. (Ví dụ: nằm mơ thấy rừng rậm cây cao là
có bệnh ở gan).
- Phản ánh thịnh - suy của một bộ phận nào đó trong cơ thể (Ví dụ: nằm
mơ thấy tức giận là gan khí thịnh).
- Phản ánh sự hệ trọng của bệnh tật (Ví dụ: hay mơ là thiếu khí, lạnh).
Thiên “Dâm tà phát mộng” của Hoàng Đế nội kinh dùng hình thức vấn
đáp để giải thích về mơ.
Hoàng Đế hỏi:
- Nghe nói dâm tà thì tiêu tan hết là sao?
Ky Bá trả lời:
- Chính tà từ bên ngoài ảnh hưởng vào trong sẽ có chỗ đứng, chống lại
dâm tà thì sẽ mất chỗ để đứng, hồn phách bay bổng không yên, dẫn đến các