I. SÁCH CỔ TRUNG HOA BÀN VỀ
BỆNH MƠ
Mơ là một hoạt động trong đời sống thường ngày của con người, có liên
quan nhất định đến sức khỏe. Mơ là hiện tượng tâm lý, lại có thể là hiện
tượng sinh lý, đồng thời là hiện tượng bệnh lý. Đây là một vấn đề khoa học
phức tạp, ngày càng được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Ở phương Đông, nhất là ở Trung Hoa, vào các thế kỷ thứ VI đến thế kỷ
V trước Công nguyên, có nhiều nhà tư tưởng, triết gia nổi tiếng đưa ra một
số giải thích đối với bản chất của mơ. Trang Tử cho rằng: “Giấc mơ là tinh
của khí dương. Vui, giận đều từ tinh khí.” Sách Mộng thư viết: “Mơ là
tưởng tượng, là động thái của tinh khí.” Lý luận y học phương Đông truyền
thống cho rằng:
“Tinh khí là cơ sở vật chất của hoạt động thể xác. Mơ là một hình thức
vận động của tinh khí, không phải là ‘điềm dự báo của thần’ như các nhà
đoán giải mơ đã nói.” Rõ ràng đây là một kiến giải sâu sắc mà khoa học.
Có thể phân giấc ngủ của con người làm 2 loại:
- Ngủ nhanh.
- Ngủ chậm.
Mơ là hiện tượng sinh lý xuất hiện trong trạng thái ngủ nhanh.
Một người tỉnh giấc có thể không biết mình nằm mơ ra sao. Nếu tỉnh lại
trong trạng thái ngủ chậm thì hầu như không có một chút ký ức gì về cảnh
tượng trong mơ.
Nếu tỉnh lại trong trạng thái ngủ nhanh thì ký ức trong mơ vẫn như mới.
Lúc ngủ nhanh, một khu vực nào đó của đại não vẫn ở trong trạng thái hoạt
động căng thẳng; quá trình nằm mơ chính là kết quả hoạt động của đại não
trong khi ngủ say, có liên hệ với hoàn cảnh bên ngoài. Cho nên, mơ không
phải là “linh hồn vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn”, cũng