Vua Thương và Y Doãn biết Tề Cảnh Công độc ác đem quân phạt Tống,
trong giấc mơ đã nổi giận để ngăn chặn. Tề Cảnh Công không nghe, quả
nhiên thất bại.
Người đoán giải giấc mơ cho rằng: Nước Tống là con cháu của triều
Thương, nếu Tống bị Tề đánh bại thì nhà Thương không có người cúng
giỗ, nên vua Thương và Y Doãn nổi giận.
Đối với những lời dự đoán vô căn cứ này, Vương Sung cho rằng:
Án Tử tin ở việc nằm mơ, cho nên mới thuyết minh hình dáng của hoàng
đế nhà Thương và Y Doãn. Tần Thủy Hoàng thôn tính thiên hạ, để đến
ngày nay Thành Thang (vua Thương) và Y Doãn không có ai cúng tế, tại
sao hai người này không nổi giận?
Vương Sung cho rằng: Tần Thủy Hoàng thôn tính thiên hạ, khiến cho
nhà Thương và Y Doãn tuyệt đời sau.
Tại sao không ai nằm mơ thấy họ tức giận? Nếu linh hồn của họ vẫn còn,
tại sao không có phản ứng? Giấc mơ của Tề Cảnh Công căn bản không thể
chứng minh được hồn của Thành Thang và Y Doãn còn tồn tại, cũng không
thể chứng minh được thần của Tề Cảnh Công rời khỏi thể xác để gặp
Thành Thang và Y Doãn.
Hơn nữa, trên cơ sở phủ định giấc mơ là “hồn hành”, Vương Sung công
khai phản đối các nhà đoán giải các giấc mơ đã lấy nội dung các giấc mơ
làm căn cứ cho việc đoán lành dữ.
Quan điểm cơ bản của Vương Sung là: Giữa giấc mơ và việc lành dữ của
con người không có liên hệ gì. Ứng nghiệm của các giấc mơ với thực tế
chẳng qua chỉ là ngẫu nhiên, gặp may mà thôi.
Các nhà giải đoán giấc mơ thời kỳ Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán)
thường lấy “giấc mơ trực tiếp” để chứng minh mơ là điềm báo trước
chuyện lành dữ. Trong Luận Hành, Vương Sung đã nói: “Tại sao lại biết
được Triệu Giản Tử nằm mơ thấy vua mà lại không phải vua?
Có qua giải đoán giấc mơ mới biết được. Lâu đài Sơn Lăng tượng trưng
cho quan chức. Người nằm mơ thấy lên lầu, lên lăng sẽ có chức tước, làm