hệ bà cố mình với tinh thần tiên phong. Nhưng vì tò mò nên tôi chơi trò
thám tử suốt mấy tuần liền. Tôi tìm hiểu thêm thông tin về bà nhưng ít khi
gặp may. Một ngày nọ, tôi tình cờ tìm được hồ sơ lưu trữ của Phòng Quản
lý Địa chính Montana. Tôi mừng khôn tả khi phát hiện số thửa đất đi kèm
với tên bà tôi. Sau khi gửi đơn yêu cầu lên Viện Lưu trữ Quốc gia, tôi đã có
trong tay hồ sơ xin nhận đất công của bà. Lập tức, tôi bị hút hồn vào những
thông tin thú vị về quá khứ của bà cố tôi.
Dù bà tôi không giữ thói quen ghi chép thường xuyên hay ghi nhật ký,
nhiều láng giềng của bà khi đó lại có ghi đầy đủ. Tôi yêu cầu được cung
cấp những ghi chép ấy qua hệ thống liên thư viện (cầu Chúa phù hộ các thủ
thư và hệ thống thư viện Mỹ) và được đọc hàng chục tài liệu của hàng chục
người ghi lại. Mỗi người trong số họ đều có lý do riêng để di cư đến miền
Tây Hoa Kỳ. Nhưng những câu chuyện h
kể đều có chủ đề chung: làm việc quần quật suốt ngày, những đau khổ tột
cùng, mất người mất của... và khó tin hơn cả là những kỷ niệm thân thương
trong những ngày làm nông trại với mức thu nhập gần như không đáng kể.
Tôi bắt tay viết sách này một cách hoàn toàn tự nhiên, không có gì phải
đắn đo, suy nghĩ. Lúc đầu, tôi chỉ định viết một câu chuyện k về nông thôn
xưa, thời chưa có nhiều máy móc, thành tựu công nghệ tham gia vào
chuyện nhà nông như bây giờ. Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ, tôi thấy mình
không thể kể chuyện xảy ra vào năm 1918 mà không nói tới quan điểm bài
xích kiều bào Đức của người dân thời bấy giờ. Nhiều sự việc có trong
truyện đều dựa trên các sự kiện có thật, bao gồm cả hoạt cảnh đám đông
vây quanh ông Ebgard.
Khi tôi bắt đầu viết sách này cũng là lúc cuộc chiến Irắc bùng nổ. Đúng
ngày đọc thông tin nói rằng: Năm 1918, người ta đổi tên dưa bắp cải muối
kiểu Đức (sauerkraut) thành “bắp cải tự do”. Tôi cũng nghe nói vào năm
2003, nhiều nhà hàng đã đổi tên món khoai tây chiên kiểu Pháp thành