- Hôm nay hết lịch hẹn rồi chị.
- Chị biết mà. Nếu không còn gì làm, em về sớm đi.
- Dạ, vậy em tắt máy rồi về nhé, mai gặp lại chị. - Nói rồi Thương vội
đứng dậy, bỏ đồ vô túi xách, mỉm cười bước nhanh ra khỏi văn phòng
như thể sợ Mễ bất thình lình đổi ý.
Cánh cửa kính của văn phòng nhẹ khép sau khi Thương đi khỏi, bỏ lại
Mễ trong không gian kín bên trong, im lặng đến rợn người, chỉ còn
tiếng điều hòa rè rè chạy, phả thứ hơi lạnh giả tạo xuống da thịt. Mễ
quay trở lại phòng mình, lấy giỏ xách, khăn choàng, tìm chìa khóa, khóa
cửa rồi ra về.
Sau khi trở về từ khóa học ở nước ngoài, Mễ mở văn phòng tư vấn tâm
lý như một cách để khai thác những góc sâu nhất trong mỗi con người.
Tiền kiếm không nhiều, nhưng cũng không thành vấn đề, những khoản
đầu tư vào tài chính khác đủ đảm bảo cho Mễ an nhàn ngồi nghe bệnh
nhân than vãn về đủ thứ chuyện trên đời. Có khi là ghen tuông, hờn
giận, trách móc người yêu, có khi là chia tay, chán nản muốn tìm đến
cái chết, cũng có khi là mấy bậc phụ huynh đến nhờ Mễ chữa “căn bệnh
đồng tính” của con họ. Có lần một ông bố đến nhờ Mễ “Làm sao để con
gái tôi yêu con trai như bình thường?”
Mễ lắc đầu từ chối, vì bản thân không muốn vướng vào những người
thiếu kiến thức. Mễ cũng không phải người có thể cung cấp đủ kiến
thức cho họ hiểu bản chất xu hướng tính dục của con họ là gì. Nhưng
đến khi nghe được câu nói, “Nếu cần, tao cho người cưỡng hiếp mày để
mày hết bệnh” Mễ đã không ngăn được mình, giáng cho người đàn ông
kia một bạt tai, “Tôi nghĩ người cần đi khám tâm lý là ông chứ không
phải con ông.” Sự việc sau đó ra sao Mễ cũng không quan tâm, chỉ cần
biết mình đã làm hết những gì bản thân có thể.
Nguyên tắc của một người làm tư vấn tâm lý, Mễ nhớ rất rõ. Chủ yếu là