KHÓC LÊN ĐI, ÔI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Trang 19

mục sư Kumalo vì đau xót bực tức mà dằn vặt đứa con trai khi vô thăm nó
trong khám, dằn vặt thiếu nữ thơ ngây có mang với con trai ông; đoạn
Kumalo nói dối để gây nỗi hoang mang sợ sệt trong lòng con trai ông cho
bỏ ghét….Những đoạn đó lời văn, nhất là văn đối thoại cực kỳ bình dị, mộc
mạc làm cho truyện càng thêm bi đát và Gabriel Marcel phải khen là tiểu
thuyết đạt được cái mức trác tuyệt, đáng làm kiểu mẫu, vì không tô chuốt,
che dấu một chút gì để làm vừa lòng ai cả.
Nhưng chúng ta còn nhận thấy tác giả còn là một thi sĩ. Chương đầu tả
cảnh đồi núi và thung lũng ơ Ixopo, và chương cuối tả tâm trạng của mục
sư Kumalo vô núi thức một đêm để cầu nguyện, chờ lúc mặt trời mọc, tức
lúc mà con trai ông bị xử tử, hai chương đó đáng được coi là những bài thơ
bằng văn xuôi, rất đẹp mà cũng rất buồn. Rõ ràng là tác giả tha thiết yêu
Nam Phi, quê hương của người da đen mà cũng là quê hương của ông.
Để giữ màu sắc của Nam Phi, chúng tôi chỉ phiên âm và chú thích chứ
không dịch một số tiếng Nam Phi như Umfundisi, Umnumzana, Tixo….
trong những đoạn đối thoại, chúng tôi rán theo sát cái giọng chất phác của
các nhân vật da đen.
Chúng tôi mong rằng sẽ có dịp giới thiệu với độc giả một tiểu thuyết nữa
cũng về Nam Phi, cũng rất cảm động “ viết bằng máu ” cuốn Tell Freedom
của Peter Abrahams, một văn sĩ lai cũng có hồn thơ như Alan Paton.

Saigon ngày 25-11-1968.
NGUYỄN HIẾN LÊ.

Chú thích:
1.Do René Dumont dẫn trong L’Afrique noire est mal partie…Ed du Seuil.
1962.
2.Những vấn đề chủng tộc của Pierre Gouron và Georges Balandier trong
Ecyclopédie francaise. La Vi Internationale-Conflits-Larousse.
3.Peter Abrahams, trong tiểu thuyết Tell Freedom đã kể ra tất cả chín thứ
giấy tờ:
- Một người da đen hoặc lai từ làng muốn ra châu thành ( chẳng hạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.