KHÓC LÊN ĐI, ÔI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Trang 20

Johannesburg ) để làm ăn thì trước hết phải xin một tờ giấy phép đi đường.
Tới châu thành rồi phải xin ngay một tờ giấy “ căn cước thông hành ”. Mỗi
tháng sẽ xin đổi giấy và phải đóng một số tiền bằng 100 quan hồi 1956.
Nếu hết sáu ngày cư trú đặc biệt rồi, không kiếm được việc làm mà không
lại Phòng thông hành, xin đổi giấy phép khác, thì sẽ bị nhốt về tội lêu lổng.
- Nếu kiếm được việc làm, thì sẽ được cấp cho một tờ thông hành hàng
tháng, sự thực giấy này là tờ giao kèo làm việc. Trong những ngày làm việc
thì phải ở trong trại của sở mướn mình tại ngoại ô; cuối tuần được nghỉ,
muốn ra châu thành chơi, thì phải xin giấy phép du lịch và chỉ được đi chơi
một lát thôi rồi về trại.
- Nếu quen ai ở châu thành, muốn ra thăm cả ngày chủ nhật thì phải có
một giấy thông hành đặc biệt cho suốt cả ngày. Người quen đó dỉ nhiên là
người da đen hoặc người lai, ở trong một cái “ lỏm đất ” ( enclave ) trên
địa phận của một người da trắng; muốn vô cái lỏm đó thì phải xin một tờ
thông hành cho vô thăm.
- Làm việc một thời gian, được chủ tin cậy, muốn xin ra ở ngoài trại thì
phải xin chủ giới thiệu với Sở thông hành, để sở phát cho một giấy phép cư
trú. Ra ở ngoài trại rồi, mà tối, muốn đi đâu chơi sau chín giờ, thì phải có
một giấy phép thông hành đặc biệt đi đêm, vô phúc mà thiếu thì bị bắt nhốt
khám.
4.Theo cụ Nguyễn Thượng Hiền trong bài “ Tang thương lệ ngữ ” thì trước
thế chiến thứ nhất, thực dân Pháp cũng đánh thuế chó trong các châu
thành Việt Nam: một đồng một năm. Một đồng hồi đó đủ nuôi một người
bình dân trong một năm.
5.Ta thường gọi sai là thương hàn: Enteric Fever – Fievre typhoide.
6.Hoài Khanh, Văn hào Alan Paton và nạn kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi –
Bút hoa số 19, năm 1965

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.