triệt để.
Người kỳ thị da đen hăng nhất là thủ tướng Malan. Ông ta vốn là một mục
sư Tin Lành, có hồi học ở Đức, được thấy Hitler lên cầm quyền và coi cuốn
Mein Kampf ( Cuộc chiến đấu của tôi ) của Hitler là sách gối đầu, rồi sau
áp dụng chính sách của Đức Quốc Xã cả về lý thuyết lẫn thực hành.
Về lý thuyết ông ta và đảng Quốc Gia tức hầu hết là người Afrikaaner hoàn
toàn tin rằng bạch chủng cao quý hơn hắc chủng. Chỉ có một số rất ít mà họ
gọi là “ hạng bất lương ” mới nghi ngờ chân lý khách quan đó, luật tự nhiên
của trời đó mà bọn đó không đáng kể. “ Vậy bạch chủng là giống người mà
Thượng Đế phú cho những đức cao quý, phải lãnh cái thiên chức truyền bá
văn minh châu Âu và đạo Ki Tô để dìu dắt người da đen trên con đường
thịnh vượng và hạnh phúc. Vì chỉ có người da trắng mới làm tròn được
thiên chức đó, mà muốn làm tròn thì phải đừng lai giống, nên họ giữ gìn
cho khỏi bị lai tỏ ra nghiêm khắc, không có tình huynh đệ gì với người da
đen cả. Giữ nước da trắng của mình chẳng những là bổn phận đối với chính
họ, mà còn là bổn phận đối với người da đen nữa ”(2)
Đúng là giọng điệu của Hitler. Chỉ khác Hitler là Malan không cất những lò
thiêu Dachau, Auschwitz mà để cho người da đen được sống tủi nhục điêu
đứng trên quê hương của họ. Có thể nói cả Nam Phi là một cái ghetto khu
tập trung vĩ đại cho người da đen, và trong ghetto ấy họ thỉnh thoảng bị
cảnh pogrom ( hành hung ), y như người Do Thái ở Ba Lan, Nga ngày
trước.
Muốn gìn giữ cho khỏi bị lai, mà lại không thể diệt hết giống da đen được
thì chỉ có cách dựng lên hàng rào màu da ( Colour bar ), nghĩa là dùng kế
hoạch phân cách ( Apartheid ). Họ lý luận như vầy: đã không thể sống
chung với nhau được, như vậy lần lần sẽ bình đẳng mất, sẽ lai giống mất,
thôi thì sống tách biệt nhau ra: cách biệt về lãnh thổ và cách biệt về chính
trị. Người da trắng sẽ sống trên khu vực người da trắng, người da đen trên
khu vực người da đen; người da trắng sẽ nắm hết quyền hành về chính trị,