phí của dịch vụ công nghệ tiếp thị trực tuyến. Khóa học được tổ chức và tạo
ra rất nhiều học viên, và tổng kết lại thì người đào tạo kiêm luôn các dịch
vụ tiếp thị trực tuyến lẫn các chi phí về văn phòng đào tạo, vốn là những
chi phí cao ngất ngưởng.
Do đó, tiền chia 50%-50% sau khi trừ mọi chi phí không đúng như kỳ vọng
của cả hai người. Vì anh bán hàng chỉ biết mỗi công việc bán hàng, còn tất
cả những phần phía sau thì anh đào tạo tiếp thị trực tuyến phải lo tất cả, nên
cả hai đều không thấy hài lòng về khoản chia cuối cùng và thế là họ chia
tay nhau.
Như vậy, thỏa thuận về quản lý chi phí doanh nghiệp thực sự cần thiết vì nó
quyết định con đường đi về lâu về dài của những người đồng sáng lập.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên.
Sau khi đã thảo thuận về quản lý chi phí doanh nghiệp thì đến lúc phải phân
chia trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên và mọi bên.
Trong quá trình hợp tác để xây dựng doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những
người rất xuất sắc trong vai trò này nhưng lại chưa xuất sắc trong vai trò
khác và ngược lại. Khi một người làm tốt ở một vai trò thì trách nhiệm họ
cao hơn, đồng thời quyền hạn của họ cũng cao hơn. Ngược lại, nếu một
người chưa làm tốt vai trò nào đó thì họ phải chấp nhận vai trò và quyền
hạn họ thấp hơn. Vì vậy, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người trong
nhóm đồng sáng lập không giống nhau. Quyền hạn và trách nhiệm được
chia cho mỗi người theo cách mà họ đóng góp vào tổ chức, bao gồm: năng
lực làm việc, vốn, thời gian và công việc đảm nhận.
Ví dụ như trường hợp một anh chàng chuyên gia bán hàng và một anh
chàng chuyên gia đào tạo tiếp thị trực tuyến hợp tác với nhau để xây dựng
công ty thì với những gì liên quan đến khách hàng và tài chính, anh chuyên
gia bán hàng sẽ quyết định – có quyền hạn cao hơn, đồng thời trách nhiệm
về việc tạo ra khách hàng cũng như tài chính doanh nghiệp cũng cao hơn.
Ngược lại, với những gì liên quan đến chương trình đào tạo và chăm sóc
khách hàng về kỹ thuật sau khóa học, anh chuyên gia đào tạo tiếp thị trực