“Vâng.”
Ta chưa từng thấy tiểu đội trưởng gay gắt đến thế.
“Kẻ địch của chúng ta là máy bay, nhưng kẻ thù thật sự chính là các
phi công. Nếu có thể, không chỉ trong không chiến, mà ta còn muốn giết
chúng bằng cách bắn phá mặt đất!”
“Vâng.”
“Tài năng của tên phi công đó là quá rõ ràng, dự đoán đúng đường về
của chúng ta rồi ẩn nấp trong mây. Sau đó, khi quay lại, một phát đạn đã
bắn thủng kính chắn gió ghế điều khiển của ta. Nếu lệch một tấc thì đã
xuyên qua thân máy bay của ta rồi. Kỹ thuật thật đáng sợ. Ăt hẳn hắn ta đã
bắn rơi khá nhiêu máy bay Nhật. Ta thắng được chỉ là nhờ may mắn. Nếu
để thằng đó sống trở về thì sẽ có thêm bao nhiêu người Nhật nữa bị giết. Và
rồi, ta có thể sẽ là một người trong số đó.”
Thì ra là vậy sao. Lần đầu tiên ta nhận ra chiến tranh là như thế đó.
Cuộc chiến của chúng ta không phải là thứ tốt đẹp. Xét cho cùng chính là
chém giết lẫn nhau. Chiến tranh là một người không bị giết thì có thể giết
thêm nhiều quân địch.
Dù vậy, lần đầu ta thấy tiểu đội trưởng bị kích động đến thế. Nhìn
dáng vẻ đó, ta đã nghĩ rằng khi tiểu đội trưởng bắn tay lính Mỹ nhảy dù ấy,
chắc anh đã rất đau đớn.
Phần tiếp theo của câu chuyện này cũng thật đáng ngạc nhiên. Thật ra
tay phi công Mỹ lúc đó vẫn còn sống. Năm 1970 sau chiến tranh, ta đã gặp
người đó tại “Triển lãm hàng không Thế chiến thứ II” ở St. Louis, Mỹ.
Triển lãm này tập trung nhiều cựu phi công chiến đấu cơ của Mỹ, Đức
và Nhật, là Cuộc hội ngộ vĩ đại mà các tờ báo địa phương đã rầm rộ đưa
tin. Khi đó, phi công lực lượng Hải quân Mỹ thuộc Không lực Cactus trong
trận Guadalcanal có mặt rất đông.
Tại đó, ta đã được nhiều phi công Mỹ bắt chuyện thân mật. Quả thật là
kỳ lạ, lúc gặp nhau, đôi bên đều như gặp lại người bạn cũ. Ta còn gặp Ace
đã bắn rơi hơn 20 chiếc máy bay Nhật. Bình tâm suy nghĩ lại thì đó chính là
kẻ đã giết hơn 20 đồng bào của ta, ấy vậy mà sao ta không hề cảm thấy căm
ghét hay hận thù. Có lẽ thời gian đã xóa nhòa tất cả, hoặc cũng có thể vì