chiếc Grumman đâm xuống biển. Chiếc còn lại từ bỏ việc bám đuôi, bay
lên. Ta cứ thế tiếp tục bay là là trên mặt biển. Chiếc Grumman còn lại theo
ta từ trên không hơn 30 phút nhưng rồi đành đảo chiều bỏ đi. Cuối cùng ta
cũng thoát khỏi những chiếc Grumman.
Thế nhưng nhiên liệu đang cạn dần. Ta đáp máy bay xuống biển rồi
nhảy xuống. Từ đó cách đảo Guam khoảng 20 hải lý. Để được cứu, chỉ còn
cách bơi. Nếu nhắm sai hướng của đảo thì chết chắc. Giữa đường kiệt sức
cũng chết. Hơn nữa, nếu bị cá mập tấn công thì cũng mất mạng. Thế nhưng
ta vẫn còn sống tới tận bây giờ, bởi ta đã chiến đấu hết mình vì sự sống.
Ta cởi quần, tháo Fundoshi
, thả cho nó dài ra. Bởi ta được học rằng
cá mập sẽ không tấn công những vật lớn hơn nó.
Ta bơi ròng rã suốt chín giờ đồng hồ, cuối cùng cũng đến được đảo
Guam. Áo phao sau bảy giờ đồng hồ sẽ không sử dụng được nữa, sau đó ta
trần truồng, bơi bằng toàn bộ sức mình. Bản thân ta cũng bất ngờ về việc
bản thân còn nhiều sức lực đến vậy.
Thứ truyền cho ta tinh thần khi nhiều lần định bỏ cuộc là gương mặt
của đứa em trai. Là gương mặt của Taiichi khóc gọi “Anh ơi! Anh ơi!”
Thế nhưng, ta nghĩ người cứu ta thật sự chính là tiểu đội trưởng
Miyabe.
Chúng ta trở lại câu chuyện ở Rabaul nào.
Reisen chính xác là một máy bay chiến đấu tuyệt vời. Nó đã áp đảo
các máy bay của quân Đồng Minh trong chặng đua đầu tiên. Nhưng như ta
nói đó, họ đã học được cách chiến đấu với Reisen.
Hơn nữa, quân địch lại được chiến đấu trên sân nhà. Dù bị bắn cũng
có thể lập tức trở về căn cứ, và dù bị bắn rơi cũng chỉ cần nhảy dù thoát
thân. Bổ sung đạn súng hay nhiên liệu đều dễ dàng, chính vì thế nên chúng
có thể chiến đấu quyết liệt, đạn cũng bắn thỏa thích. Chúng ta thì dù chỉ bị
bắn một phát cũng có thể thành đòn chí mạng.
Ta không thể nào quên những lời tiểu đội trưởng Miyabe nói khi chạm
vào cánh Reisen. “Bản thân ta oán hận người tạo ra chiếc máy bay này.”