Máy bay quân ta lần lượt bị bắn rơi. Các phi công non kinh nghiệm
ngay cả bay tránh cũng không thể, cứ thế liên tục làm mồi cho địch.
Các cháu có biết cuộc chiến khi đó được binh lính Mỹ gọi là gì
không? “Trận bắn gà tây tại quần đảo Mariana.”
Gà tây thế nào ta không biết nhưng nghe nói nó di chuyển rất chậm
chạp, ngay cả một đứa con nít cũng có thể bắn hạ. Đối với phi công Mỹ,
máy bay Nhật khi đó giống như đám gà tây vậy.
Dù lọt qua trận thứ nhất thì còn có trận thứ hai. Địch bố trí mấy tầng
máy bay chiến đấu. Kết cuộc chẳng có mấy chiếc đột phá qua hàng phục
kích đó, rất nhiều đã bị bắn rơi.
Dù vậy ta cũng hộ tống được vài chiếc Kanbaku Sao chổi, đưa đến
không phận địch. Suisei có tốc độ cao nên có thể xoay sở được nhưng các
Kanko Tenzan tốc độ chậm đều bị tiêu diệt hết.
Ta vẫn nhớ mình đã run rẩy thế nào khi đến được không phận địch. Có
khoảng 10 mẫu hạm cỡ lớn đang tập trung. Số mẫu hạm chính quy Hải
quân Nhật đầu tư cho trận chiến này chỉ có 3 chiếc, như là một võ sĩ hạng
nhẹ khiêu chiến với một võ sĩ hạng nặng vậy.
Trên không phận địch vẫn còn vô số các máy bay bảo vệ đang đợi sẵn.
Ta đã chấp nhận rằng vận mệnh của mình đến đây là kết thúc. Nếu phải
chết, ta cũng muốn để cho Kanbaku ném trúng địch một phát.
Ta tiến tới xáp lá cà với các chiến cơ địch đến tấn công Kabanku
Suisei. Không biết có phải nhờ ta chăm sóc kỹ lưỡng không mà đạn địch
không thể đến được Suisei. Ta bám sát Suisei, xua đuổi chiến cơ địch, chờ
đến lúc cần thiết sẽ làm vật thế thân.
Ta đã nhìn thấy Suisei bổ nhào xuống. Tàu địch bắn pháo đối không
lên dữ dội, màn đạn khủng khiếp nhất mà ta từng thấy. Cả bầu trời tối đen.
Suisei vẫn dũng mãnh xông vào màn đạn ấy. Ta thầm cầu mong “Cố lên
nhé! Bất kể là châu chấu đá xe, cho chúng một cú. Dù không thắng nổi
cũng chém nó một nhát đi.”
Nhưng giây tiếp theo, thật không thể tin vào mắt mình. Kanbaku
Suisei lần lượt bốc cháy, rơi xuống, lửa pháo đối không của quân Mỹ đã