máy bay Nhật có tầm hoạt động xa hơn máy bay Mỹ, chúng ta có thể tấn
công từ khoảng cách mà đối thủ không với tay tới được. Nó cũng giống
như độ dài tay của võ sĩ quyền anh vậy.
Đây là chiến thuật Outrage
của Đô đốc Ozawa trứ danh khắp Thế
giới. Bởi tấn công từ cự li Hạm đội cơ động Mỹ không thể tấn công nên nó
được cho là chiến thuật không có rủi ro.
Nghe thì đúng là chiến dịch lý tưởng, nhưng thực tế chuyện lại không
thuận lợi như thế. Đúng là đối với Hạm đội cơ động thì không có rủi ro
nhưng đối với đội không quân thì lại khác. Các phi đội bay 400 hải lý tấn
công địch không hề dễ dàng. 400 hải lý tương đương 700km. Cần phải bay
trên biển hơn hai giờ đồng hồ để đến không phận địch. Nếu là căn cứ địa cố
định như Hawaii thì tốt rồi, nhưng mục tiêu tấn công lần này là Hạm đội cơ
động di chuyển với tốc độ cao. Lúc đến được không phận địch thì địch
cũng đã di chuyển cả trăm cây số rồi. Thực sự có thể chạm trán được Hạm
đội cơ động địch hay không cũng không biết. Nhiệm vụ dẫn đường do các
phi công kỳ cựu thực hiện, nhưng giữa đường gặp máy bay đánh chặn của
địch, đội hình tan rã, quân ta gần như không còn khả năng đến được Hạm
đội cơ động địch.
Vả lại, hầu hết phi công của ta bấy giờ đều là người mới, ý chí vô
cùng mạnh mẽ, hơn hẳn những phi công lão niên đã mệt nhoài vì cuộc
chiến. Thế nhưng, trên bầu trời chỉ có tinh thần thôi thì không đủ. Nó thuần
túy là cuộc chiến của tính năng máy bay và kỹ thuật điều khiển.
Sau khi kết thúc thành công đợt tấn công, những phi công không đủ tự
tin để quay lại mẫu hạm thì nhận lệnh bay đến căn cứ địa đảo Guam, trang
bị nhiên liệu, vũ khí, lặp lại các cuộc tấn công.
Cột buồm chính trên chiếc soái hạm Taiho ngày hôm trước đã treo cờ
Z
. Đó là tín hiệu cờ danh tiếng mà khi xưa Đô đốc Togo Heihachiro đã
treo ngay trước trận Hải chiến biển Nhật Bản
. Trong cuộc chiến lần này, lá
cờ Z chưa được treo lại lần nào từ sau trận Trân Châu Cảng. Đúng là “Sự
hưng vong của Đế quốc phụ thuộc vào trận đánh này.”