không cũng thật khó nói, nhưng trong quân đội Mỹ, thất bại thì phải chịu
trách nhiệm. Thêm một điểm nữa, trong quân đội Mỹ hầu như không có chỉ
huy nào nhu nhược, tất cả đều vô cùng quyết đoán.”
Chị Keiko đã tìm hiểu nhiều đến vậy ư? Từ xưa chị ấy đã có năng lực
tập trung đáng nể. Trong lần điều tra này, dường như chị ấy thật sự rất
nghiêm túc.
“Ra thế, không chừng đây là điểm mạnh của Mỹ.”
“Chúng ta đang nói về Hải quân nhưng dường như Lục quân Đế quốc
cũng thế. Đại học Hải quân và Đại học Lục quân thời tiền chiến còn gắt
gao, khó qua hơn cả Đại học Tokyo thời bây giờ. Càng tìm hiểu về quân đội
Nhật Bản xưa chị càng nhận ra nhiều điểm chung với cơ cấu quan chức của
nước Nhật ngày nay.”
Tôi lặng lẽ nhìn Keiko, không lẽ bấy lâu tôi chưa hiểu hết về con
người của chị.
“Thật ra khi tìm hiểu về quân đội em cũng nhận ra vài điều.”
“Là gì?”
“Như chị nói đấy, đó là cách nhận trách nhiệm của các sĩ quan cao cấp
Hải quân Nhật Bản. Bọn họ dù có gây ra thất bại trong chiến dịch cũng
không ai nhận trách nhiệm. Tại Midway, Đô đốc Nagumo đã phạm một sai
lầm lớn, làm mất 4 mẫu hạm. Ngay trước trận hải chiến ngoài khơi
Mariana, Tham mưu trưởng Trung tướng Fukudome bị du kích kháng Nhật
bắt, để quân Mỹ cướp mất hồ sơ tác chiến quan trọng. Mặc dù bị địch bắt
giữ nhưng Trung tướng Fukudome
lại không bị cấp trên chất vấn. Nếu là
binh lính thông thường chắc chắn đã không được bỏ qua dễ dàng như vậy.”
“Ra lệnh cho binh sĩ phải chết để không bị bắt làm tù binh, trong khi
bản thân tướng lĩnh rơi vào hoàn cảnh ấy thi lại được lờ đi.”
“Trong Lục quân, việc không truy cứu trách nhiệm của lớp tinh hoa
cao cấp cũng giống vậy. Trung tướng Mataguchi lập ra kế hoạch tái chiếm
làm 30 vạn binh lính chết đói đã không chính thức nhận trách nhiệm. Tsuji
Masanobu cho tái diễn kế hoạch tác chiến ngu ngốc tại Guadalcanal cũng