KHÔNG CHIẾN ZERO RỰC LỬA - Trang 223

tại Washington Mỹ. Thế nhưng sau chiến tranh, chẳng một ai nhận lãnh
trách nhiệm.”

“Lơ là nhiệm vụ sao?”
“Ngày hôm ấy, họ mải mê nhậu nhẹt trong buổi tiệc chia tay, dù đã

nhận được điện báo 13 bản vô cùng quan trọng về Đối sách chống Mỹ.
Sáng hôm sau, khi điện báo bản tuyên chiến được gửi đến, lúc ấy họ mới
hốt hoảng dịch từ bản đối sách. Trễ càng thêm trễ, khi lời tuyên chiến đến
tay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hull

*

thì đợt không kích Trân Châu Cảng đã

kết thúc rồi. Điện báo tuyên chiến vỏn vẹn chỉ có tám dòng, vậy mà…”

“Tội này đáng phải xử lý kỷ luật!”
“Phải hơn thế chứ. Vì sai phạm ấy mà nước Nhật ta phải chịu mang

tiếng nhơ là ‘hèn hạ’. Khiến Mỹ khăng khăng việc đáp trả bằng bom
nguyên tử là điều hiển nhiên dành cho quân đê tiện Nhật Bản. Các phương
tiện truyền thông Mỹ đã so sánh vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín với trận
Trân Châu Cảng. Mặc dù gây ra sự ô nhục đến vậy cho nước Nhật, nhưng
các quan chức cấp cao Đại sứ quán tại Mỹ đương thời không ai bị truy cứu
trách nhiệm. Một quan chức có lý lịch đổ lỗi cho nhân viên điện tín.”

Keiko thở dài.
“Kết cục, các quan chức cao cấp đương thời không bị truy cứu trách

nhiệm đã đành, mà vài người còn leo lên cả chức thư ký thường trực của
Bộ Ngoại vụ. Nếu lúc đó, chúng ta truy cứu gắt gao trách nhiệm của bọn họ
thì người Nhật đã không bị mang tiếng Dân tộc hèn hạ, không chừng đã có
thể phục hồi danh dự. Mỹ cũng có thể hiểu rằng chúng ta không phải quân
đánh lén. Thế nhưng đến tận bây giờ, Bộ Ngoại vụ vẫn không chính thức
thừa nhận lỗi này. Đối với thế giới, không kích Trân Châu Cảng là đòn
đánh lén của người Nhật.”

“Nhật Bản là đất nước như vậy sao?” Chị vò đầu bứt tai.
Không có câu trả lời nào cho câu hỏi ấy. Chắc hẳn chị cũng chỉ nói

vậy chứ không chờ đợi gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.