là Dàn quân, gọi rút lui là Chuyển hướng. Vậy nhưng, Hy sinh oanh liệt lại
là một ví dụ quá kinh khủng, có ý đồ ví cái chết như một thứ đẹp đẽ. Chẳng
mấy chốc, trên báo tràn ngập những câu như “Một triệu người chết cho
vinh quang.”
Liên tục đọc thấy nhiều cái chết như thế, sinh mệnh dần dần bị xem
thường. Trong số hàng ngàn người chết ngoài chiến trường hàng ngày, thì
cỡ 10 người đội cảm tử quân không phải quá kinh khủng. Thế nhưng, khi
bản thân lâm vào tình cảnh ấy, sự tình hoàn toàn khác hẳn. Con người vốn
ích kỷ mà.
Ta đã nghĩ đến bố mẹ, những người yêu thương ta hơn tất cả. Rồi nghĩ
về đứa em gái kém 10 tuổi, ta đã tưởng tượng rằng nếu mình chết đi, bố mẹ
ta dù có chịu đựng được thi em gái cũng sẽ khóc thương thế nào. Con bé
yêu ta hơn bất kỳ ai khác, nó thường nói: “Em yêu anh nhất, yêu hơn cả bố,
hơn cả mẹ luôn.”
Thật ra, em gái của ta mắc bệnh thiểu năng. Cũng như nhiều đứa trẻ
mắc chứng bệnh này, nó rất thuần khiết không bao giờ nghi ngờ người
khác, con bé rất tội nghiệp và đáng thương. Nếu đã có vợ hay người yêu,
chắc ta đã suy nghĩ khác nhưng thật may ta vẫn còn độc thân. Hơn nữa ta
cũng chẳng có người con gái nào để nhớ thương. Vì thế, lúc ấy chỉ có bố
mẹ và em gái là gánh nặng trong lòng ta.
Bố mẹ chắc sẽ chịu đựng được chứ? Có thể tha thứ cho đứa con bất
hiếu như ta chứ? Họ sẽ tự hào vì ta hy sinh để bảo vệ Tổ quốc phải không?
Thế nhưng lòng ta đầy cảm giác có lỗi với đứa em gái. Hơn nữa, khi bố mẹ
mất đi, sẽ chẳng còn ai chăm sóc con bé. Điều đó cũng làm ta áy náy
Ta không còn nhớ mình đã quyết tâm đưa ra quyết định như thế nào
trước bản đăng ký. Ta không thể nhớ mình có nhận thức được việc lựa chọn
con đường đi hay không nữa.
Gần sáng, ta khoanh tròn vào mục “Tình nguyên”. Hẳn chính ý nghĩ
nhiều người sẽ đánh dấu tự nguyện đã buộc ta làm vậy. Ta không muốn chỉ
mình ta trở thành kẻ nhát gan. Ta đã cố gắng để chữ viết không bị run khi
viết tên.