Nơi ta đến là cứ địa Kokubun ở Kagoshima. Ta đã nghĩ những ngày
cuối đời của mình sắp kết thúc rồi, thế nhưng lệnh tấn công chưa được ban
ra ngay. Những chiếc Reisen bọn ta mang đến, được các cảm tử quân khác
lái đi tấn công.
Giai đoạn đó, máy bay tấn công cảm tử từ Kokubun xuất kích gần như
mỗi ngày. Ta đã tiễn đưa nhiều người bạn và nghĩ tiếp theo sẽ tới lượt
mình. Ta còn viết di thư để lại cho cha mẹ. Trước khi ra đi, ta ước ao cháy
bỏng được gặp lại họ dù chỉ một lần, nhưng e rằng không thể thực hiện
được.
Sau khi trận Okinawa kết thúc, căn cứ Kokubun nhiều lần bị quân Mỹ
không kích. Với các trận ném bom và bắn phá mặt đất, nhiều máy bay đã bị
phá hỏng. Nhiều người, bao gồm cả ta được lệnh chuyển đến Phi đội Usa
tại Oita.
Khi vừa bước ra khỏi căn cứ thì ta bị một đôi vợ chồng già gọi lại. Họ
hỏi thăm tin tức của con trai là một học viên dự bị nọ. Người thiếu úy ấy,
cách đó vài hôm đã tham gia tấn công cảm tử. Khi nghe ta thuật lại vậy,
người đàn ông cúi đầu lặng lẽ, còn người phụ nữ ngồi sụp xuống đất.
“Vừa nghe tin nó ở Kokubun, chúng tôi liền đến đây ngay nhưng đã
không kịp rồi.” Người cha thất vọng nói.
“Cậu ấy rất vững vàng, còn mỉm cười trước khi xuất kích, rồi cất cánh
bay đi như một nam tử hán.”
“Cám ơn cậu. Nghe thế chúng tôi đã yên tâm rồi.”
Người cha nói thế rồi cúi thấp đầu. Người mẹ ngồi sụp cất lên những
tiếng thổn thức.
“Nó là con một.”
Ông ấy lẩm bẩm sau đó ôm lấy người vợ, đỡ bà đứng dậy, chào ta một
lần nữa và rời khỏi căn cứ.
Đó là cảnh tượng không hiếm gặp ở Kokubun.
Các cảm tử quân bị cấm thông báo cho gia đình biết việc xuất kích.
Những người bạn còn sống sẽ nhờ người bên ngoài căn cứ chuyển thư
thông báo về cho gia đình. Nhưng đến kịp trước khi xuất kích là chuyện hy