hữu, nhiều người thân đến sau khi xuất kích và rời khỏi căn cứ cùng nỗi bi
thương.
Tại căn cứ, ta cũng thấy những phụ nữ trẻ được thông báo về cái chết
của chồng mình. Và cả ở Kokubun lẫn Usa nữa. Có những người vì quá
đau buồn và sốc nên không thể đứng vững. Nhìn họ ta thầm nghĩ việc mình
chưa kết hôn quả là may mắn. Thế nhưng, cùng lúc đó ta lại thấy thương
bản thân mình đến lúc chết vẫn không biết người phụ nữ mình yêu là ai.
Tại Usa ta vẫn là quân nhân dự bị. Tâm trạng khi ấy ta chẳng còn nhớ
rõ. Có lẽ rằng sợ hãi. Thế nhưng nỗi đau đớn khi đưa tiễn bạn bè của mình,
có muốn chắc cũng không thể quên được.
Ở Kokubun hay Usa ta đều không gặp được thầy Miyabe.
Một khoảng lặng ngắn sau những lời của ông Takeda. Người mở lời
trước là vợ ông.
“Đây là lần đầu tiên ông kể về tấn công cảm tử.”
Trước câu nói của vợ, ông Takeda gật đầu.
“Tôi đã không kể với bất cứ ai về chuyên tấn công cảm tử. Vì tôi nghĩ,
dù có kể với ai họ cũng sẽ không hiểu được.”
“Ông cũng nghĩ tôi như vậy à?”
Ông Takeda lắc đâu.
“Nhiều lần tôi đã định nhưng mãi vẫn chưa nói được. Một mặt, tôi
muốn người khác hiểu về nỗi đau của tôi, nhưng riêng bà, tôi không muốn
bà biết điều đó.”
“Tôi cũng có một chuyện đến giờ vẫn chưa nói với ông.” Vợ ông
Takeda nhìn vào mắt chồng. “Tôi và ông quen nhau tại nơi làm việc và kết
hôn vào năm 1950. Tôi từng nghe bàn tán rằng ông là cảm tử quân nhưng
tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng được chuyện đó. Bởi tại nơi làm việc
ông lúc nào cũng vui vẻ, cười nói.”
Ông Takeda gật đầu.
“Trước khi cưới ông cũng không hề nói về chuyện đội cảm tử quân.
Thế nhưng khi đã thành vợ thành chồng tôi đã rất kinh ngạc. Mỗi đêm ông
đều mơ thấy ác mộng bật lên những tiếng kêu đau đớn. Đó là vẻ mặt đáng
sợ mà ban ngày tôi chưa từng thấy. Khi ấy, tôi đã nghĩ con người này đã