Kanoya được dời đến căn cứ Bắc Kyushu. Sau đó, căn cứ Kanoya chỉ được
sử dụng khi đưa đội cảm tử quân đi tấn công. Ta vẫn ở lại Kanoya.
Ta nghĩ Nhật Bản sắp thua thật rồi. Vào tháng Tám, Hiroshima và
Nagasaki bị ném một loại bom tối tân, lòng ta tràn đầy cảm giác tuyệt
vọng, phải chăng nước Nhật sắp bị diệt vong.
Từ nửa sau trận Okinawa, cùng lời kêu gọi toàn đội tấn công cảm tử,
Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh tấn công cảm tử như các đợt tấn công thông
thường. Ngoài các phi công trẻ và học viên dự bị, ngay cả phi công tốt
nghiệp trường Hải quân và phi công kỳ cựu xuất thân từ khóa dự bị cũng
lần lượt được lệnh tấn công. Nếu cãi lại mệnh lệnh đương nhiên là mang tội
kháng lệnh.
Tuy nhiên, vào giai đoạn ấy có nhiều chiến cơ dù đã xuất kích nhưng
vì động cơ gặp sự cố nên quay trở lại. Cũng có không ít chiến cơ rơi xuống
biển trước khi đến được Hạm đội địch. Bản thân ta cũng từng nhìn thấy
chiến cơ vừa cất cánh khỏi Kanoya đã rơi xuống. Dù lính bảo trì đã cố gắng
hết sức nhưng trung bình cứ ba chiếc sẽ có một chiếc vì động cơ gặp sự cố
mà quay về. Lúc tệ nhất, thậm chí cả đội đều quay lại. Nhật Bản đã không
còn khí tài, không còn nhiên liệu, không còn gì cả.
Trong tình hình đó, cuối cùng, ngay cả thiếu úy Miyabe cũng có lệnh
xuất kích.
Vào sáng hôm xuất kích, ta đến nói lời từ biệt với thiếu úy Miyabe.
Lúc ấy trời vẫn chưa rạng đông, trời tối mịt, không nhìn rõ ai với ai nhưng
cuối cùng ta cũng tìm thấy bóng dáng anh ấy.
Ta không biết phải bắt đầu như thế nào, mãi mới nói được câu “Chúc
anh thành công…” Thiếu úy gật đầu nhưng vì tối quá nên ta không nhìn
thấy biểu hiện trên gương mặt anh ấy.
Động cơ máy bay đã được chuẩn bị từ lâu, các cảm tử quân bước về
phía máy bay của từng người. Khi ấy thiếu úy Miyabe đã nhờ một sĩ quan
dự bị đổi máy bay.
Máy bay của thiếu úy Miyabe là đời 52. Reisen của sĩ quan dự bị là
chiếc đời cũ 21. Thời ấy chiếc đời 21 vô cùng hiếm. Ta nghĩ chắc nó đã là